Ngày 27/11, phiên tòa dân sự sẽ xem xét trách nhiệm bồi thường của Malaysia Airlines tới 154 công dân Trung Quốc mất tích trên chuyến bay MH370 vào năm 2014.
Phiên tòa dự kiến diễn ra 10 ngày, từ 27/11 đến 6/12, tại Tòa án nhân dân quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh, AP đưa tin.
Bị đơn trong vụ việc là hãng hàng không Malaysia Airlines, nhà sản xuất máy bay Boeing và công ty bảo hiểm.
Nguyên đơn là thân nhân của các hành khách Trung Quốc mất tích trên chuyến bay MH370. Trong tai nạn có 154 nạn nhân Trung Quốc song mới có gia đình của 40 người ra mặt trong vụ kiện tập thể lần này. Sau phiên khởi kiện tập thể sẽ có các phiên xét xử cho từng nguyên đơn riêng biệt.
Những người này cho biết, tiền không phải là điều quan trọng nhất mà yêu cầu lớn nhất vẫn là tìm kiếm thân nhân, dù thực tế khó khăn tài chính họ đối mặt là đáng kể.
Nguyên đơn Jiang Hui, có mẹ trên chuyến bay MH370, viết trên tài khoản mạng xã hội Weibo của mình: "Tôi hy vọng luật pháp Trung Quốc có thể mang lại công lý cho những gia đình chưa nhận được một xu bồi thường hay lời xin lỗi nào trong 10 năm qua. Sự mất tích của 239 người, trong đó có 154 người Trung Quốc, là một điều đau lòng".
Ngoài ra, các nguyên đơn cũng hy vọng trong phán quyết cuối cùng, thủ phạm và những người chịu trách nhiệm sẽ phải xin lỗi, lập quỹ tìm kiếm và nhất định phải tìm thấy máy bay MH370 và hành khách mất tích, hãng Xinhua đưa tin.
Những người này đều bất bình vì gần 10 năm qua vẫn chưa rõ nguyên nhân máy bay mất liên lạc và địa điểm nó biến mất.
Thảm họa xảy ra ngày 8/3/2014 trên chuyến bay số hiệu MH370 xuất phát từ Kulalumpur lúc 0h43, dự kiến tới Bắc Kinh lúc 6h30 cùng ngày. Chiếc Boeing 777 khi đó chở 239 hành khách thuộc 14 quốc tịch, trong đó có hai trẻ sơ sinh, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn người Malaysia.
39 máy bay và 42 tàu của 14 nước (Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Mỹ, Thái Lan, Australia, New Zealand, Philippines, Ấn Độ, Pháp, Đài Loan và Nhật Bản) đã tham gia tìm kiếm máy bay mất tích song không có kết quả. Vụ việc gây bối rối cho các nhà điều tra và trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không hiện đại.
Hải Thư (Theo AP, Global Times, China Daily, Xinhua)
Khoảng 5 giờ ngày 13/4, người dân phát hiện ôtô 7 chỗ biển kiểm soát 29A-901.61 ở dưới sông Đáy, khu vực bến phà Tam Tòa, trên ghế lái, một người đã tử vong.
Sáng 29-5, ông Lê Thanh Phong, chánh án TAND TP.HCM, đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ chánh án TAND quận 1 cho ông Nguyễn Quang Huynh (46 tuổi). Nhiệm kỳ giữ chức vụ của ông Huynh là 5 năm kể từ ngày 1-6-2023.
Thi thể hai thanh niên tử vong cùng chiếc xe máy được phát hiện bên dưới mương nước tại khu cánh đồng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh,...
Chiều 12.5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự Đại hội Công đoàn...
Biến chủng COVID-19 được tìm kiếm trên 58 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 để tiến hành giải trình tự gen.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Trị kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra, làm rõ trách nhiệm liên quan vi phạm của hai nhà máy điện gió Hướng Linh 1, Hướng Linh 2.
Ngày 30.9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng Lê...
Liên tục, 2 giám đốc trung tâm pháp y ở 2 tỉnh bị bắt trong 2 tháng qua, và hành vi đều là làm thay đổi kết quả giám định....
Đi xe đạp đến cầu Vạn Hà, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa), nam thanh niên để lại xe, tư trang rồi nhảy xuống sông tự tử.