Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được nhất trí về một cơ chế dài hạn cho phép Bắc Kinh giám sát việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí về việc xả thải tại nhà máy Fukushima |
Nhật Bản bắt đầu tiến trình xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển từ ngày 24/8/2023. (Nguồn: Kyodo) |
Hãng thông tấn Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành nhiều vòng tham vấn và gần đây hai bên mới đạt được thỏa thuận.
Tin liên quan |
Nhật-Trung: Không có sự kiện kỷ niệm chính thức nào nhân 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị song phương Nhật-Trung: Không có sự kiện kỷ niệm chính thức nào nhân 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị song phương |
Theo đó, Tokyo sẽ thực hiện các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, nỗ lực tối đa nhằm tránh để lại những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, đồng thời liên tục đánh giá về những tác động đối với môi trường cũng như hệ sinh thái biển.
Ngoài ra, để giải quyết quan ngại của Trung Quốc và các bên liên quan khác, Nhật Bản hoan nghênh việc thiết lập một thỏa thuận giám sát quốc tế dài hạn trong khuôn khổ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), bao trùm tất cả các công đoạn chính của quá trình xả thải.
Động thái này để đảm bảo các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc, có thể tham gia giám sát xả thải, lấy mẫu độc lập và so sánh kết quả giữa các phòng thí nghiệm.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và tinh thần trách nhiệm cao để giải quyết thỏa đáng những quan ngại về việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý ra biển.
Về phía Trung Quốc, nước này cam kết sau khi tham gia đáng kể các hoạt động giám sát quốc tế trong khuôn khổ của IAEA và của các nước khác, cũng như lấy mẫu độc lập để xét nghiệm, Bắc Kinh sẽ điều chỉnh các biện pháp liên quan dựa trên các bằng chứng khoa học và dần cho phép nhập khẩu trở lại hải sản của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng.
Nhật Bản bắt đầu tiến trình xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển từ ngày 24/8/2023, chia làm nhiều đợt. Trước đây, Trung Quốc kiên quyết phản đối động thái này và yêu cầu Nhật Bản phải giải quyết những vấn đề gây quan ngại.
Việt Nam bày tỏ lo ngại về tình hình Trung Đông sau vụ Iran tập kích tên lửa vào Israel, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình.
Bộ Quốc phòng Nga nói phòng không nước này đã đánh chặn 291 UAV Ukraine, mức nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu chiến sự.
Hamas bàn giao thêm 12 con tin, Israel trả tự do cho 30 tù nhân Palestine trong ngày đầu tiên hai bên gia hạn lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine đã dùng UAV tấn công hơn 30 cơ sở dầu khí Nga, trong đó có nhà máy lọc dầu và kho chứa.
Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana ngày 13/1 nhận định xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể kéo dài đến năm 2025. Ông Geoana cũng khẳng định các quốc gia thành viên NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ để Ukraine đảm bảo năng lực phòng thủ.
Nguyên thủ hai nước Mỹ và Trung Quốc bàn về tương lai quan hệ song phương trong bối cảnh sóng gió phía trước khi ông Trump lên nắm quyền vào đầu năm sau.
Lũ lụt, lở đất nghiêm trọng ở Nepal khiến ít nhất 148 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không hài lòng với những trao đổi giữa bộ quốc phòng Pháp và Nga mới đây.
Tổng công tố Ukraine cho hay có tin tình báo rằng Tổng thống Putin có thể tới Brazil dự hội nghị G20 tháng tới, kêu gọi nước này thực thi lệnh bắt của ICC.