Nguyên thủ hai nước Mỹ và Trung Quốc bàn về tương lai quan hệ song phương trong bối cảnh sóng gió phía trước khi ông Trump lên nắm quyền vào đầu năm sau.
Tại cuộc gặp kín ở Peru ngày 16-11, giờ địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Biden rằng Trung Quốc cam kết sẽ hợp tác với chính quyền mới của ông Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đã bàn về nhiều vấn đề từ các cuộc xung đột trên thế giới, Đài Loan cho đến thương mại, theo Hãng tin Reuters.
Lãnh đạo 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới đều nhận định mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh là "quan trọng nhất" trên toàn thế giới, nhưng cũng có thể nhanh chóng biến thành xung đột toàn cầu nếu không được quản lý cẩn thận.
Tân Hoa Xã đưa tin ông Tập nói tại cuộc gặp rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong 4 năm qua đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng hai bên cũng có các cuộc đối thoại và hợp tác hiệu quả để giữ mối quan hệ ổn định.
"Mỹ gần đây đã kết thúc bầu cử. Mục tiêu của Trung Quốc về một mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ ổn định, lành mạnh và bền vững vẫn không thay đổi. Hãy đưa ra lựa chọn sáng suốt, tiếp tục xem xét cách đúng đắn để hai nước lớn có thể hòa thuận với nhau", nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ "để duy trì liên lạc, mở rộng hợp tác và quản lý những khác biệt, nhằm nỗ lực chuyển tiếp suôn sẻ mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ".
Các phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh hiện đang hướng tới chính quyền mới của Mỹ dưới thời ông Donald Trump.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Mỹ không đưa ra dự đoán nào cho mối quan hệ song phương hay đưa ra đề nghị làm cầu nối cho Bắc Kinh với chính quyền kế nhiệm. Thay vào đó, ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định trong quan hệ song phương.
"Hai nước chúng ta không thể để bất kỳ sự cạnh tranh nào trở thành xung đột. Đó là trách nhiệm của chúng ta và trong bốn năm qua, tôi nghĩ chúng ta đã chứng minh được rằng có thể có mối quan hệ kiểu này", ông Biden đáp lại.
Đây có lẽ là cuộc gặp cuối của ông Biden với ông Tập trên cương vị Tổng thống Mỹ trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay.
Trước khi trở lại ghế lãnh đạo, ông Trump đã bắn tín hiệu về khả năng cách tiếp cận đối đầu với Bắc Kinh, đe dọa áp thuế lên tới 60% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông cũng bổ nhiệm 2 nhân vật có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc vào chính phủ, bao gồm ông Marco Rubio làm ngoại trưởng và ông Mike Waltz là cố vấn an ninh quốc gia.
Và các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng thuế quan mang tính trừng phạt của ông Trump sẽ gây hại không chỉ cho nền kinh tế Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và các đối tác thương mại. Nó cũng có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định địa chính trị toàn cầu.
Nga nói cầu nối Crimea bị bắn phá, Ukraine quan ngại về Zaporizhzhia, tàu tuần duyên Mỹ đi qua eo biển Đài Loan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hai lần đề cập phương án tấn công chớp nhoáng Triều Tiên trong trường hợp xung đột xảy ra.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium dùng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân từ Nga.
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc do nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước xây dựng xuyên suốt lịch sử.
Quân đội Israel phát cảnh báo đến người dân ở 25 địa phương tại miền nam Lebanon, kêu gọi họ lập tức sơ tán để đảm bảo tính mạng.
Ngày 14/4, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đặt chân tới Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới quốc gia Đông Bắc Á có nhiều khác biệt.
Cố vấn An ninh quốc gia Philippines, ông Eduardo Año, ngày 4/11 bác bỏ tin đồn về âm mưu gây bất ổn cho chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr, nhấn mạnh quân đội và toàn bộ ngành an ninh đều trung thành với Tổng thống.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/6.
Nga đang trong quá trình sửa đổi và chính thức hóa học thuyết hạt nhân của nước này. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, ngày 29/9 đã giải thích nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này.