Trung Quốc sẽ phóng tàu Hằng Nga 7 khoảng năm 2026 và cắm lá cờ tung bay trên Mặt Trăng nhờ sự tương tác của các trường điện từ.
Trong nhiệm vụ thám hiểm Hằng Nga 7 của Trung Quốc, các nhà khoa học nghiên cứu phát triển một lá cờ đặc biệt có thể bay phấp phới trong khí quyển mỏng và loãng của Mặt Trăng.
"Môi trường Mặt Trăng là chân không, thiếu không khí, do đó rất khó để lá cờ tung bay trong gió như ở Trái Đất", Zhang Tianzhu, phó viện trưởng viện công nghệ tương lai thuộc Phòng thí nghiệm Thám hiểm Không gian Sâu (DSEL), cho biết. Phòng thí nghiệm này do Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đồng sáng lập, bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2022. Trụ sở chính của DSEL đặt tại thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, và có một chi nhánh ở Bắc Kinh.
Zhang cho biết, giải pháp làm lá cờ tung bay sẽ dựa trên việc sắp xếp các dây vòng kín trên bề mặt lá cờ nối với dòng điện hai chiều dương và âm. Điều này sẽ giúp lá cờ bay phấp phới thông qua sự tương tác giữa các trường điện từ.
Trung Quốc dự định phóng tàu đổ bộ Hằng Nga 7 để tìm dấu vết băng nước tại cực nam Mặt Trăng vào khoảng năm 2026. Nếu thành công, đây sẽ là lá cờ đầu tiên thực sự tung bay trên bề mặt Mặt Trăng.
"Hiện tại, để hoàn thành việc phát triển tải trọng thử nghiệm khoa học vào tháng 2, chúng tôi được đốc thúc và chia thành nhiều nhóm khác nhau để đưa nhiệm vụ tiến triển", Zhang nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xúc tiến nhiệm vụ tàu đổ bộ Mặt Trăng tiếp theo, Hằng Nga 8, và Trạm nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS), tiền đồn mà Trung Quốc dự định xây gần cực nam Mặt Trăng cùng Nga và một số đối tác khác. ILRS dự kiến được xây vào khoảng năm 2035. "Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập một cơ sở thử nghiệm khoa học toàn diện, bền vững và có thể tăng quy mô tại bề mặt Mặt Trăng cũng như trên quỹ đạo Mặt Trăng, có khả năng vận hành tự động dài hạn và vận hành với sự tham gia ngắn hạn của con người", Zhang chia sẻ.
Thu Thảo (Theo Space)
Ngày 15-1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này “kịch liệt phản đối” động thái cấm công nghệ Trung Quốc tại thị trường xe ô tô Mỹ.
Hươu con nằm cuộn tròn dưới gốc cây hoặc bụi rậm để ẩn nấp và rất có thể hươu mẹ cũng ở gần đó.
Một người đàn ông đã may mắn thoát chết sau tai nạn nghiêm trọng nhờ vào hành động dũng cảm của chú chó trung thành. Chú chó đã vượt qua gần 6,4km đường rừng hiểm trở để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.
Thấy con chim công có bộ lông màu trắng không thể bay đi được, nên người dân ở TP Thủ Đức đã đem con chim vào nhà rồi giao cho kiểm lâm chăm sóc, cứu hộ.
Chó, mèo, chim, cá... đều có mí mắt thứ ba, vậy con người có không? Bộ phận này thực sự có tác dụng gì?
TP - Nhà khảo cổ học dưới nước Mensun Bound kể lại một số di tích phi thường mà ông đã tận mắt chứng kiến, được mô tả chi tiết trong cuốn sách mới do ông đồng sáng tác - “Kỳ quan sâu thẳm”.
Năm cụm sao này xuất hiện 460 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, thời điểm tuổi của vũ trụ bằng 3% tuổi hiện tại.
Quyền Thống đốc khu tự trị Khanty-Mansi Ruslan Kukharuk cho biết Khu tự trị Khanty-Mansi có thể hợp tác với Việt Nam trong các nền tảng công nghệ thông tin về giáo dục.