Với việc hoàn thành thử nghiệm động cơ phản lực Mach-4 trang bị AI, Trung Quốc có thể vượt lên Mỹ trong cuộc đua máy bay quân sự toàn cầu.
Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm động cơ phản lực Mach-4 trang bị AI |
Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm mặt đất một động cơ turbin chưa được đặt tên với công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến. (Nguồn: SCMP) |
Theo SCMP, một động cơ phản lực tốc độ Mach-4 đang được phát triển có thể giúp Trung Quốc vượt lên Mỹ trong cuộc đua máy bay quân sự toàn cầu.
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Thái Hành, viện nghiên cứu động cơ hàng không vũ trụ hàng đầu ở Tây Nam Trung Quốc, đã hoàn thành thử nghiệm mặt đất một động cơ turbin chưa được đặt tên với công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến, cho phép hoạt động hiệu quả và ổn định.
Trưởng nhóm nghiên cứu Quý Xuân Sinh (Ji Chunsheng) công bố trong một bài báo đăng trên Tạp chí Propulsion Technology ngày 16/1 rằng, động cơ này đáp ứng yêu cầu của quân đội về "nội địa hóa chuỗi cung ứng 100%".
Nổi tiếng với công trình đổi mới về động cơ trang bị cho máy bay tiêm kích tiên tiến như J-20, Phòng thí nghiệm Quốc gia Thái Hành đang đi đầu trong những tiến bộ công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc.
Thông tin về dự án động cơ phản lực tốc độ Mach-4 là xác nhận chính thức đầu tiên về sự tồn tại của dự án máy bay quân sự tốc độ cao của Trung Quốc. Dự án này nhằm chế tạo một máy bay nhanh hơn và tiên tiến hơn chiếc SR-71 Blackbird huyền thoại của Mỹ.
Máy bay trinh sát Blackbird có thể đạt tốc độ Mach 3,2 nhưng đã ngừng hoạt động năm 1999 do chi phí vận hành cao.
Ukraine tuyên bố hệ thống phòng không nước này bắn hạ toàn bộ 14 UAV dòng Shahed được Nga dùng để tập kích nhiều mục tiêu trong đêm.
Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc đến mục tiêu cuối cùng.
Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Estonia cho biết, Ukraine cần 120 tỷ Euro viện trợ quân sự mỗi năm để có cơ hội 'giành chiến thắng' trước Nga.
Hezbollah tuyên bố tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái vào sở chỉ huy ở miền bắc Israel để đáp cuộc tấn công của Tel Aviv.
Một công ty và hai trường đại học của Trung Quốc và Indonesia ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu chung về vật liệu năng lượng mới và công nghệ kỹ thuật luyện kim.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói các cơ sở hạt nhân Iran đang trong tình trạng 'dễ tập kích chưa từng thấy' và Tel Aviv có cơ hội để 'đạt mục tiêu quan trọng'.
Chiều 13/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp theo đề xuất của Algeria để nghe báo cáo về tình hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Trong lúc hấp hối, giáo sĩ thành phố Tabriz đã gọi điện cho giới chức Iran thông tin về số phận chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi.
Chiều 22/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhóm họp phiên thường kỳ về Trung Đông - khu vực đang chìm sâu vào căng thẳng trong bối cảnh cuộc xung đột ở Dải Gaza bước sang tháng thứ 11.