Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm tại hơn 20 thành phố để tạo ra văn hóa hôn nhân và sinh con "thời đại mới" nhằm thúc đẩy môi trường sinh và nuôi dạy con thân thiện hơn.
Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm tại hàng chục thành phố trên cả nước để tạo ra môi trường sinh con và nuôi dạy con thân thiện nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh đang sụt giảm của nước này.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 15/5, Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc (CFPA), cơ quan thực hiện các biện pháp dân số và sinh sản của chính phủ, sẽ khởi động các dự án khuyến khích phụ nữ kết hôn và sinh con.
Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm tại hơn 20 thành phố để tạo ra văn hóa hôn nhân và sinh con thời đại mới nhằm thúc đẩy môi trường sinh và nuôi dạy con thân thiện hơn.
Theo báo trên, trọng tâm của các dự án là khuyến khích lập gia đình, sinh con ở độ tuổi phù hợp, khuyến khích cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái và hạn chế việc đòi sính lễ cao cùng một số hủ tục lạc hậu khác khác.
Trong số các thành phố được đưa vào chương trình thí điểm này có thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) và Hàm Đan (tỉnh Hà Bắc).
Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy tỷ lệ sinh vốn đang sụt giảm của nước này. Các dự án trên được đưa ra trong bối cảnh các địa phương của Trung Quốc cũng đang triển khai một loạt biện pháp khuyến khích người dân sinh con, trong đó có ưu đãi thuế, trợ cấp nhà ở và miễn hoặc hỗ trợ học phí cho gia đình sinh con thứ ba.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện môi trường xã hội cho hôn nhân và sinh con. Năm 2022, CFPA đã triển khai dự án thí điểm xây dựng văn hóa kết hôn và sinh con mới tại 20 thành phố, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.
Vào tháng Hai vừa qua, Trung Quốc đã công bố tài liệu chính sách quan trọng cho năm 2023, theo đó khởi động chiến dịch đặc biệt chống lại các vấn đề bao gồm đòi đồ sính lễ cao và các lễ cưới xa hoa như một phần trong nỗ lực tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn văn hóa-đạo đức công cộng ở các vùng nông thôn.
Sau đó, nhiều tỉnh, thành phố đã hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ văn hóa hôn nhân thời đại mới và điều tra, xử lý các vấn đề liên quan.
Hồi tháng Tư vừa qua, MarketWatch phân tích số liệu của Liên hợp quốc cho thấy Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14/4/2023, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc sẽ giảm xuống 1.425.748.032 người.
Trung Quốc giữ vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ năm 1950 khi Liên hợp quốc bắt đầu công bố dữ liệu dân số./.
TP - Thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhà giáo, bộ nên chọn phương án ít môn bắt buộc nhằm đảm bảo gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Ngày 17.4, theo thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh ), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân 15 tuổi bị tổn thương...
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Nhiều người cho rằng những hàng cây này là di sản vô giá, cần được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.
Lực lượng Cảnh sát giao thông chọn phương án phân luồng xe vào cao tốc tại nút giao An Phú (TP Thủ Đức) 'nhỏ giọt' nếu xảy ra tai nạn trên cao tốc, để tránh ùn ứ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tự tin cho rằng Trung Quốc 'có thể sắp xếp một hội nghị hòa bình, hội nghị mà Nga và Ukraine có thể tham gia'.
Bắt lái xe có nồng độ cồn gây tai nạn làm 8 người thương vong; Quá tải du khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ;...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 5.10.2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ...
Bảo hiểm xe máy bắt buộc là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự được quy định trong Luật Giao Thông đường bộ. Trong trường hợp xảy ra...