Phương án thi tốt nghiệp mới: Học sinh phải làm gì nếu số lượng tổ hợp xét tuyển đại học ít hơn?

14:40 04/12/2023

TPO - “Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chiều 29/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018. Phương án thi sẽ có 4 môn, trong đó, 2 môn Toán và Ngữ văn bắt buộc và 2 môn học sinh lựa chọn trong các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

Như vậy, số môn thi và việc học sinh biết trước môn thi hoàn toàn giống với thi THPT cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, việc thi 4 môn năm 2025 có nhiều điểm mới (có 36 cách lựa chọn các môn thi, thay vì 4 tổ hợp như trước đây).

Kì thi tốt nghiệp "đúng nghĩa hơn"

GS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định, nguyên tắc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện tại không cho phép thí sinh thi hơn 2 môn lựa chọn. Phương án thi từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn đã tạo ra 36 tổ hợp môn. Nếu thí sinh muốn đăng ký nhiều hơn 2 môn lựa chọn, tỉ lệ này cũng không cao trong khi điều này sẽ gây tốn kém, lãng phí không cần thiết.

Câu hỏi đặt ra là kì thi tốt nghiệp 2025 nếu tổ chức theo phương án 2 bắt buộc (Toán+Văn) và 2 tự chọn bắt buộc sẽ ảnh hưởng thế nào tới học sinh thi trong năm 2025?

Nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, kỳ thi sẽ trở thành kì thi tốt nghiệp "đúng nghĩa hơn" theo xu hướng các đại học sẽ phải tự chủ phương án tuyển sinh của mình.

Việc tổ chức kì thi sẽ gọn nhẹ hơn, áp lực với thí sinh trong kì thi tốt nghiệp sẽ giảm đi, các thí sinh chỉ muốn thi tốt nghiệp thôi sẽ vô cùng nhẹ nhàng, các trường có thể chọn nhiều tổ hợp xét tuyển vào đại học phù hợp với nhu cầu tuyển sinh hơn ví dụ Toán - Tin - Tiếng Anh, Toán - Lí - Tin, ...

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên dạy Sinh học ở Hà Nội cho rằng, mỗi thí sinh sẽ có vốn tổ hợp ít hơn nhiều so với trước đây các em có nhiều tổ hợp (chỉ 1 đến 2 tổ hợp), khả năng xoay khối thi khi nộp nguyện vọng sẽ vô cùng gian nan. Do đó, khâu hướng nghiệp phải thực sự chuẩn và chính xác ngay từ đầu, môn Trải nghiệm - Hướng nghiệp trong trường Phổ thông phải được đi vào thực chất.

"Với phương thức thi 2+2 như vậy, quan niệm về khối thi truyền thống cũng không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác- GS.TS Nguyễn Quý Thanh.

Việc tuyển sinh dựa trên tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN) hay khoa học xã hội ( KHXH)... sẽ phá sản. Một trường muốn lấy Toán + KHTN (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Văn + KHXH (Sử - Địa - GDCD) sẽ không còn lấy được nữa.

Khối thi truyền thống sẽ không còn nữa

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, đây là phương án thi tốt nghiệp năm 2025 vì năm 2025 là lứa học sinh THPT đầu tiên hoàn thành 3 năm THPT theo lộ trình đổi mới theo chương trình GDPT 2018.

"Nhìn theo số môn thi sẽ cảm giác không có gì mới. Nhưng, phân tích sâu sẽ thấy nó rất khác với các phương án thi tốt nghiệp trước đây và hiện nay (cho đến năm 2024)"- thầy Thanh nói.

Cũng theo thầy Thanh, về số môn thí sinh chỉ phải thi nhẹ nhàng 4 môn, nhưng Nhà nước sẽ phải tổ chức làm đề và có các ca, buổi thi cho số lượng là 11 môn. Riêng đề môn ngoại ngữ còn phải ra cho tất cả 7 môn ngoại ngữ để thí sinh thi đúng môn ngoại ngữ học được học.

“Mấy chục năm trước thí sinh thi mấy môn, nhà nước chỉ phải tổ chức từng đấy môn. Mấy năm gần đây, khi thí sinh được lựa chọn hoặc theo định hướng KHTN hoặc KHXH thì nhà nước cũng bắt đầu phải "vất vả" hơn trong tổ chức để thí sinh bớt "áp lực" hơn”- thầy Thanh nêu quan điểm.

Thầy Thanh cho rằng, dù cũng thi với số lượng 4 môn như mấy chục năm trước. Nhưng, bản chất lại rất khác nhau. Vì trước đây tất cả môn thi do nhà nước chọn, học sinh buộc phải thi bất kể xu hướng năng lực, sở thích, định hướng ngành nghề. Tất cả đều đồng dạng.

"Để hoàn tất toàn bộ việc chuyển đổi chương trình thì phải đợi năm 2032 khi nhóm học sinh học đầu tiên học đầy đủ 12 năm theo chương trình 2018. Khi đó hoàn toàn có thể tính tín chỉ tích lũy mà không cần thi tốt nghiệp (nếu sửa cả Luật Giáo dục 2019) hoặc thi bài thi theo hướng đánh giá năng lực thực sự"- GS-TS Nguyễn Quý Thanh.

Còn từ 2025, theo triết lý "tích hợp cấp dưới, phân hóa ở cấp trên" theo định hướng nghề nghiệp, học sinh được quyền TỰ CHỌN 2 môn theo sở thích, năng lực, định hướng nghề nghiệp (xét tuyển đại học, cao đẳng) đúng theo tinh thần đổi mới của chương trình GDPT 2018.

Thầy Thanh cho rằng, số lượng các tổ hợp các môn thi là 36. Đây chính cũng là căn cứ để xác định các tổ hợp xét tuyển vào đại học. Số lượng tổ hợp này chỉ bằng khoảng 1/3 số lượng các tổ hợp đang dùng xét tuyển hiện nay (Khối A - 18, khối B -7, khối C - 19, khối D - 79, chưa kể các tổ hợp của các khối H, K, M, N, R, S). Số lượng tổ hợp xét tuyển đại học khả năng sẽ ít và đơn giản hơn hiện nay.

“Với phương thức thi 2+2 như vậy, quan niệm về khối thi truyền thống cũng không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- thầy Thanh nhấn mạnh.

Việc không thực hiện bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội (như trong phương án thi năm 2023) là do thiết kế của chương trình GDPT 2018 có các môn lựa chọn, khác với chương trình trước chương trình 2018 khi mà 100% các môn là bắt buộc. Vì sự lựa chọn (5 trong số 9 môn) ở các học sinh và ở các trường rất khác nhau, cho nên không thể có cùng tổ hợp môn KHTN hay KHXH chung cho mọi thí sinh trên cấp độ toàn quốc.

Thầy Thanh cũng cho rằng, chưa thi hoàn toàn theo kiểu đánh giá năng lực (thực chất chỉ đánh giá thiên hướng - aptitude) một cách toàn vẹn được ở năm 2025, vì số học sinh sẽ thi năm 2025 mới chỉ học 3 năm THPT theo chương trình 2018 (theo định hướng phát triển năng lực).

“Để hoàn tất toàn bộ việc chuyển đổi chương trình thì phải đợi năm 2032 khi nhóm học sinh học đầu tiên học đầy đủ 12 năm theo chương trình 2018. Khi đó hoàn toàn có thể tính tín chỉ tích lũy mà không cần thi tốt nghiệp (nếu sửa cả Luật Giáo dục 2019) hoặc thi bài thi theo hướng đánh giá năng lực thực sự. Việc này cũng tương tự khi vào những năm 80 Việt Nam chuyển từ phổ thông hệ 10 năm sang hệ 12 năm”- thầy Thanh chia sẻ.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhìn nhận số lượng tổ hợp không phản ánh hoàn toàn chất lượng tuyển sinh. Kỳ thi đại học trước đây chỉ có vài tổ hợp truyền thống, nhưng vẫn tuyển được sinh viên giỏi. Trong khi đó giai đoạn vừa qua, việc áp dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh lại gây rối trong xét tuyển đại học.

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo đại học, Đại học Nha Trang, cho rằng trường đại học cần sớm ban hành định hướng tuyển sinh, trong đó giới thiệu những môn học cần cho mỗi ngành. Còn trường phổ thông phối hợp định hướng nghề nghiệp cho các em. Việc này sẽ giúp các trường chọn được sinh viên phù hợp, thí sinh cũng không phải thi nhiều môn mà vẫn chọn được ngành mình thích.

Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Vị Xuyên

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Vị Xuyên

17:30 28/05/2023

Sáng 28-5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ.

Liên minh châu Âu nhất trí với kế hoạch mua chung vũ khí cho Ukraine

Liên minh châu Âu nhất trí với kế hoạch mua chung vũ khí cho Ukraine

06:30 21/03/2023

Sáng kiến mua chng vũ khí được cho là giúp EU đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc, khi đảm bảo hỗ trợ 1 triệu đạn pháo cho Ukraine trong 12 tháng tới và bổ sung thêm vũ khí cho kho dự trữ của EU.

Không lùi thời gian, phải đảm bảo cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khánh thành đúng dịp 30-4

Không lùi thời gian, phải đảm bảo cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khánh thành đúng dịp 30-4

15:30 15/03/2023

Bộ Giao thông vận tải vẫn quán triệt mục tiêu khai thác đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vào dịp 30-4-2023, không lùi thời hạn đến 30-6-2023.

Yêu cầu khẩn trương xử lý việc sạt lở bờ biển ở Thanh Hóa

Yêu cầu khẩn trương xử lý việc sạt lở bờ biển ở Thanh Hóa

07:20 19/08/2024

Thanh Hóa - Trước thực trạng bờ biển ở huyện Hoằng Hóa bị sạt lở nghiêm trọng, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu ngành chức năng khẩn trương...

Bộ Giao thông Vận tải trả lời về cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng

Bộ Giao thông Vận tải trả lời về cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng

19:30 16/06/2023

Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lời đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân liên quan dự án tuyến đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng .

Hà Nội: Người đàn ông phi dao vào ôtô trên đường có sử dụng rượu, bia

Hà Nội: Người đàn ông phi dao vào ôtô trên đường có sử dụng rượu, bia

07:40 31/08/2023

Ngày 27/8, trên mạng xã hội lan tỏa thông tin người đàn ông cởi trần, dừng xe giữa đường phi dao, cắm vào kính ôtô Land Cruiser đang di chuyển trên đường Nguyễn Văn Cừ.

Người Hồi giáo ở Nga truy lùng người Israel, Kremlin cáo buộc Ukraine kích động

Người Hồi giáo ở Nga truy lùng người Israel, Kremlin cáo buộc Ukraine kích động

22:10 30/10/2023

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Ukraine đóng vai trò 'trực tiếp và chủ chốt' trong vụ việc xảy ra ở Dagestan ngày 29-10, Ukraine bác bỏ liên can.

Hạ Long kêu gọi đầu tư mở tuyến cáp treo dài 3km lên chùa giữa rừng

Hạ Long kêu gọi đầu tư mở tuyến cáp treo dài 3km lên chùa giữa rừng

18:30 14/04/2024

Quảng Ninh - Tại hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 hôm nay (14.4), TP.Hạ Long tỉnh Quảng Ninh công bố một loạt các dự án mời...

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9

20:20 18/05/2024

Nằm ven sông Hồng, căn nhà nhỏ của cụ Nguyễn Thị An (1896-2000) ở số 6, ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là nơi đầu tiên đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là ngôi nhà vinh dự 2 lần được Người ghé thăm. Ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An xây dựng vào năm 1929. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và con trai là ông Công...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới