Robot mini nặng khoảng 5 kg đã đáp xuống phía xa của Mặt Trăng trong nhiệm vụ Hằng Nga 6, giúp chụp ảnh tàu đổ bộ cùng cờ Trung Quốc.
Ngày 3/5, Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh 5, mang theo các phương tiện trong nhiệm vụ Hằng Nga 6. Sau vụ phóng, CAST công bố những hình ảnh mới về nhiệm vụ, trong đó có ảnh chụp tàu đổ bộ Mặt Trăng với một robot nhỏ gắn bên hông. Thời điểm đó, thông tin về robot này vẫn được giữ kín và gây tò mò cho những người quan tâm đến khoa học vũ trụ.
Tàu đổ bộ Hằng Nga 6 hạ cánh xuống hố trũng Apollo tại bồn địa Nam Cực - Aitken hôm 1/6. Robot thám hiểm được triển khai sau đó khoảng hai ngày, khi các hoạt động thu thập mẫu vật trên Mặt Trăng đã hoàn tất.
Robot nhỏ di chuyển ra xa khỏi tàu đổ bộ và chụp một bức ảnh ấn tượng. Trong ảnh, tàu đổ bộ đứng vững trên bề mặt Mặt Trăng, trên đỉnh là phương tiện phóng giúp đưa mẫu vật từ bề mặt Mặt Trăng lên quỹ đạo. Ngoài ra, hình ảnh còn thể hiện rõ các tấm pin Mặt Trời, chân đáp, cánh tay lấy mẫu đang vươn ra và lá cờ Trung Quốc bằng sợi basalt giương lên cao.
Robot mini đã được tăng cường đáng kể khả năng tự động, theo Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), đơn vị phát triển robot. Nó tự động tách khỏi tàu đổ bộ, di chuyển đến vị trí thích hợp và chọn góc lý tưởng để chụp ảnh. Theo CASC, phương tiện nhỏ thể hiện một bước tiến lớn về phát triển trí thông minh tự động trong lĩnh vực thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc, hứa hẹn mang đến tác động tích cực cho hoạt động khám phá Mặt Trăng trong tương lai.
Với trọng lượng khoảng 5 kg, robot mini của nhiệm vụ Hằng Nga 6 nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với hai robot Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc: Thỏ Ngọc và Thỏ Ngọc 2. Robot Thỏ Ngọc là một phần trong nhiệm vụ Hằng Nga 3 ở phía gần của Mặt Trăng năm 2013, trong khi Thỏ Ngọc 2 thuộc nhiệm vụ Hằng Nga 4 ở phía xa vào năm 2019. Mỗi robot nặng khoảng 140 kg. Thỏ Ngọc 2 vẫn đang hoạt động bên trong hố trũng Von Kármán trên Mặt Trăng.
Trung Quốc không cung cấp thông tin cụ thể, nhưng tàu đổ bộ và robot của nhiệm vụ Hằng Nga 6 có thể đã ngừng hoạt động khi phương tiện phóng cất cánh lên quỹ đạo với tốc độ cao. Bên cạnh đó, tàu đổ bộ và robot cũng không được thiết kế để sống sót trong cái lạnh khắc nghiệt của đêm Mặt Trăng. Hiện mẫu vật Mặt Trăng, ước tính khoảng 2 kg, nằm trong khoang hồi quyển của nhiệm vụ Hằng Nga 6, dự kiến trở về Trái Đất vào ngày 25/6.
Thu Thảo (Theo Space)
Sau khi bò vào trộ nò sáo (phương tiện dùng khai thác thủy sản trên đầm phá tại Thừa Thiên-Huế) để ăn cá, một con vật có thân hình giống rắn dài 2 mét đã bị ngư dân bắt giữ, giao nộp cho kiểm lâm.
Hiện nay xuất hiện nhiều vụ việc, trường hợp mạo danh, lập các kênh thông tin giả mạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến tuyển sinh, hạ điểm chuẩn... người dân cần hết sức cảnh giác.
Bảo tàng Alexandre Yersin là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu những di sản văn hóa của bác sĩ Alexandre Yersin.
Một nữ tài xế đã bị bỏng nặng ở mặt sau khi sử dụng nước hoa ô tô. Vụ việc đã làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của các loại phụ kiện xe hơi phổ biến.
Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum (Kon Tum) vừa tiếp nhận 1 cá thể trăn đất nguy cấp, quý hiếm do một hộ dân tự nguyện giao nộp.
Trung Quốc tiết lộ, kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng được triển khai theo hai giai đoạn riêng biệt để tạo ra một loạt các cứ điểm trên bề mặt Mặt Trăng và trên quỹ đạo.
Khi phương Tây chạy đua tạo ra những tính năng mới của AI, các công ty Trung Quốc tập trung vào ứng dụng thực tiễn.
Một con cá mập giết chết cá nhà táng pygmy mẹ mắc cạn ở vịnh Māhia, bỏ lại con non đơn độc trên bãi biển.
Noland Arbaugh, 30 tuổi, bị tai nạn bơi lội và liệt nửa người từ năm 2016, là người đầu tiên trên thế giới được gắn một con chip máy tính vào trong hộp sọ và một dãy điện cực trong não.