Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa gene nhằm giải quyết vấn nạn xương dăm nhưng vẫn giữ lại được hương vị, góp phần tăng khả năng thương mại của cá diếc.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang thuộc Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc mới đây đã công bố việc nuôi trồng thành công một loại cá diếc không có xương dăm. Kết quả này cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng cả trên phương diện lý thuyết lẫn công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc.
Tính khả thi cho việc loại bỏ xương dăm ở cá là vấn đề gây tranh cãi trên các diễn đàn quốc tế hơn 50 năm nay, và việc Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để phát triển giống cá diếc mới không có xương dăm là câu trả lời.
Các diếc là một loài cá thuộc họ cá chép, sống ở vùng nước ngọt, được nhiều người ưa chuộng khi có thịt mềm, vị ngọt. Tuy vậy, các diếc có rất nhiều xương dăm gây nguy cơ vướng cổ khi nuốt phải, cũng như khó chế biến công nghiệp.
Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang có trụ sở tại Cáp Nhĩ Tân đã bắt đầu một dự án để giải quyết vấn đề xương dăm ở cá diếc.
Từ hơn 1.600 loại gene có khả năng, các nhà khoa học đã xác định được loại gene bmp6 chịu trách nhiệm chính cho việc kiểm soát sự tăng trưởng của xương dăm trong cá.
Gene bmp6 sau đó được loại bỏ mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của loài cá này.
“Năm 2020, chúng tôi đã thành công nuôi trồng được thế hệ cá diếc không xương dăm đầu tiên với tỉ lệ 12,96%, và thế hệ thứ 2 vào năm 2021 với tỉ lệ 19%”, báo Asianews dẫn lời ông Kuang Youyi, một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu.
Ông Kuang Youyi cho biết vào đầu năm 2022, Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang đã cho ra đời thế hệ cá diếc không xương dăm thứ 3 khoảng 20.000 con và bắt đầu nhân giống quy mô lớn.
“Những con cá này sinh trưởng rất tốt và gần như không thể phân biệt với các con cá diếc bình thường khác. Kết quả của lần kiểm tra vào tháng 8 cho thấy tỉ lệ thành công đã đạt được 100%”, ông Kuang nói thêm.
Các chuyên gia nhận định bước tiến triển này sẽ góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy các chế biến công nghiệp của loại cá này.
“Người tiêu dùng sẽ không phải ngồi nhặt xương dăm của cá nữa” - ông Li Shaowu, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận xét - “Điều này có thể sẽ tạo ra được sự thay đổi lớn trong việc ăn cá trên toàn thế giới, và sẽ mạnh mẽ thúc đẩy việc tiêu thụ thủy sản trong tương lai”.
“Việc cải thiện di truyền cho cả diếc để loài này không còn xương dăm là cách mạng táo bạo trong ngành nuôi trồng thủy hải sản Trung Quốc”, ông Li nói thêm.
“Kể từ đầu năm nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá các bảo đảm sinh thái, bao gồm khả năng bơi lội, khả năng chịu lạnh, khả năng sinh sản, cũng như mức độ chống chịu khi bị các loài khác tấn công của loại cá diếc mới này ,” ông Kuang cho biết.
Theo ông Kuang, nghiên cứu này được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Kết quả khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành của Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) cho thấy nhiều phát hiện mới, đặc biệt trong kỹ thuật ghép đá.
UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
Tin tặc có thể thực hiện tấn công các mục tiêu nêu trên vào các thời điểm nghỉ lễ để tăng khả năng thành công và giảm bớt khả năng bị phát hiện.
Một nhà dò kim loại nghiệp dư ở Vương quốc Anh đã khai quật được một chiếc kẹp vàng 3.000 năm tuổi “đáng chú ý”. Đây là chiếc kẹp từng được sử dụng để buộc chặt quần áo trong Thời kỳ đồ đồng muộn (1000 đến 800 trước Công nguyên).
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà chức trách Thái Lan đang truy tìm một tin tặc đã đe dọa tiết lộ dữ liệu cá nhân của 55 triệu người Thái để đòi tiền chuộc.
Trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở trong vài chục giây hoặc hơn một phút thì có một bộ tộc kỳ lạ khi lá lách to gấp đôi người thường, có thể lặn sâu tới 60 mét trong hàng chục phút.
TP - Ngày 1/7, ông Trần Đăng Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An (huyện Cam Lộ, Quảng Trị), thông tin, một tuần trở lại đây, trên cánh đồng hai thôn Phú Ngạn và An Bình của xã xuất hiện đàn cò nhạn với số lượng lớn đến kiếm ăn và trú ngụ. Đây là loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ. Cách 5 năm cũng có một đàn cò nhạn lớn xuất hiện tại khu vực này.
Câu chuyện người đàn ông nằm ngủ trên xe buýt ở Hong Kong, Trung Quốc, đã tạo ra thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.