Nhóm công tác quốc tế về trừng phạt Nga, đứng đầu là Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak và Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế Freeman Spogli (FSI) Michael McFaul, vừa phối hợp trình bày một kế hoạch hành động mới - "thít chặt" hơn nữa áp lực trừng phạt Nga bằng Kế hoạch hành động 3.0.
![]() |
Trừng phạt Nga: Ukraine ‘tính con bài chốt hạ’ - kế hoạch hành động 3.0 có gì mới?. (Nguồn: Ukrinform) |
Tuyên bố trên được đưa ra bởi Văn phòng Tổng thống Ukraine.
Tin liên quan |
![]() |
Tài liệu này bao gồm các bước cụ thể có thể làm suy yếu đáng kể nền kinh tế Nga, cũng như tiềm lực quân sự, nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine sớm hơn.
Theo tính toán của Kiev, các biện pháp trừng phạt được đề xuất mới sẽ tạo nên một phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trước hành động của Nga.
Tuy nhiên, sự thành công của các biện pháp trừng phạt còn phụ thuộc vào việc thực thi tập thể và tăng cường tấn công liên tục.
“Các biện pháp được quy định trong Kế hoạch hành động 3.0 tuy đầy tham vọng nhưng có thể đạt được, chúng được thiết kế để hạn chế đáng kể khả năng tài trợ cho các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine”, Chánh văn phòng Yermak lưu ý.
Theo tính toán của phía Ukraine, gói hạn chế sẽ làm giảm doanh thu xuất khẩu của Nga khoảng 70-80 tỷ USD mỗi năm, gây ra thâm hụt đáng kể trong ngoại thương và ngân sách của Moscow, đồng thời làm suy yếu đồng tiền, cũng như sự ổn định kinh tế tổng thể.
“Chúng tôi tin rằng, các đề xuất trừng phạt được đưa ra trong Kế hoạch hành động mới sẽ khiến Nga phải trả giá cao hơn cho hành động của mình và đảm bảo hỗ trợ cho Ukraine trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia”, Cố vấn cho Chánh văn phòng Tổng thống, Thư ký Nhóm công tác Ukraine về các biện pháp trừng phạt Nga Vladyslav Vlasiuk giải thích.
Các biện pháp được đề xuất bao gồm, tịch thu tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga -số tài sản này sẽ được sử dụng cho các nỗ lực tái thiết và hỗ trợ kinh tế và quân sự của Ukraine.
Chúng cũng bao gồm việc thực thi giới hạn giá dầu hiện tại và ngăn chặn đội tàu chở dầu ngầm.
Các chuyên gia Ukraine đề xuất đưa ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với uranium, nhôm và thép, đồng thời tiếp tục công việc của Ủy ban Điều phối kiểm soát xuất khẩu đa phương để thực thi lệnh cấm xuất khẩu các công nghệ, thiết bị và linh kiện quan trọng, được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng và dầu khí của Nga.
Theo các thành viên của nhóm làm việc, danh sách trừng phạt nên bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức hỗ trợ hoặc tài trợ cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.
Ngoài ra, Kế hoạch hành động 3.0 đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty phương Tây liên quan đến hoạt động hậu cần của Nga và những công ty tạo điều kiện cho nước này lách các hạn chế.
Tài liệu nhấn mạnh việc chỉ định Nga là quốc gia tài trợ khủng bố và tăng cường kiểm soát các biện pháp trừng phạt hiện có. Nhóm công tác quốc tế về trừng phạt Nga được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khởi xướng.
Trong khi đó, mới đây tờ Politico của Mỹ, đưa tin cáo buộc rằng, thông qua kẽ hở trong các lệnh trừng phạt quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã dán nhãn lại dầu của Nga, trước khi chuyển sang Liên minh châu Âu, điều này đã giúp Nga thu được ít nhất 3 tỷ EUR.
Theo thông tin trên, nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan này và một số tổ chức tư vấn, dầu của Nga đã được đưa vào EU với khối lượng lớn thông qua Thổ Nhĩ kỳ và con đường vận chuyển hiện tại vẫn chính thức hợp pháp.
Kế hoạch này trở nên khả thi nhờ vào kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt, cho phép nhập khẩu nhiên liệu "hỗn hợp" vào EU nếu nó được dán nhãn là không phải của Nga. Trong 12 tháng kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm đối với dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga vào tháng 2/2023, EU đã mang lại tới 3 tỷ EUR cho Moscow thông qua kế hoạch sử dụng riêng ba cảng của Thổ Nhĩ Kỳ - Ceyhan, Marmara-Ereglisi và Mersin.
Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, 3/4 dầu thô và 40% nhiên liệu diesel vào EU từ Nga.
Politico chỉ ra rằng, vào khoảng thời gian EU cấm nguồn dầu của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tăng dần nhập khẩu nhiên liệu từ Moscow, đồng thời tăng xuất khẩu sang EU. Trong năm qua, những con số này gần như bằng nhau. Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2023 đến tháng 2 năm 2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lượng mua nhiên liệu từ Nga lên 105% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng thời gian, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU tăng vọt 107%.
Các nhà máy lọc dầu của Thổ Nhĩ Kỳ có thể xử lý gần 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, Politico cho rằng vị trí địa lý của một số cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, kết hợp với dữ liệu xuất nhập khẩu, cho thấy rõ ràng rằng khối lượng đáng kể nhiên liệu của Nga chỉ đơn giản là được dán nhãn lại và vận chuyển tiếp đến EU.
Phản ứng về các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga từ phương Tây, Moscow nhiều lần lên tiếng phản đối những cáo buộc vô căn cứ và khẳng định các gói trừng phạt sẽ không thể đe dọa được Nga.
Chẳng hạn, phản ứng về gói trừng phạt mới nhất của Mỹ nhắm vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga dựa trên cáo buộc Moscow đã né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây thông qua công ty ở các nước khác, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov gọi các biện pháp trừng phạt đó là sự tiếp nối các hành động bài Nga, đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường.
Nhà ngoại giao Nga cũng tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga đã đe dọa các đối tác của Nga và chặn các kênh hợp tác thương mại nước ngoài thông thường.
Bắc Ninh - UBND tỉnh xin ý kiến 2 bộ Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô...
Xuất khẩu trái cây nhiệt đới từ Đông Nam Á sang Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh, trong đó sầu riêng trở thành mặt hàng chủ lực của nhiều quốc gia trong khu vực, tận dụng nhu cầu ngày càng lớn từ thị trường tỷ dân.
Dự án Nâng cao năng lực quản lý, tạo sinh kế người dân tham gia mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp, được kỳ vọng góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, canh tác lúa theo hướng hữu cơ, sinh học và bảo vệ môi trường.
Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.
100% công trình xây dựng dùng vốn ngân sách tại Hà Nội phải ứng dụng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng thay vì khai thác tài nguyên, theo mục tiêu đặt ra đến năm 2030.
Về thành lập Trung tâm tài chính quốc tế, đại biểu Quốc hội cho rằng đây là “cuộc chơi” dành cho những người có tiềm lực tài chính mạnh. Vì vậy, hệ sinh thái tài chính phải thật sự đồng bộ, rõ ràng.
Có rất nhiều công ty nổi bật với những giải pháp bảo vệ không khí và xử lý nguồn nước đăng ký tham dự sự kiện triển lãm ENTECH HANOI 2025.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng SJC; Ngân hàng Nhà nước không nên tham gia tổ chức sản xuất vàng miếng...
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,...