Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng mà nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Hezbollah phóng rocket ồ ạt vào các khu vực ở Israel gần biên giới Lebanon. Ảnh: Arab News |
Hezbollah phóng rocket ồ ạt vào các khu vực ở Israel gần biên giới Lebanon. (Nguồn: Arab News) |
Tiếp sau vụ cài chất nổ vào các thiết bị thông tin gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Hezbollah, cuộc không kích dữ dội nhất của Israel vào Lebanon kể từ năm 2006 khiến hơn 550 người tử vong và hơn 1.800 người bị thương đang đặt Trung Đông bên bờ vực chiến tranh.
Kể từ khi xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở dải Gaza bùng phát, Hezbollah cũng bắt đầu các cuộc tấn công tên lửa vào Israel để hỗ trợ Hamas. Tuy nhiên, bất chấp những phát biểu hùng hồn và những lời đe dọa hủy diệt lẫn nhau, cả Israel lẫn Hezbollah hay Iran - quốc gia hậu thuẫn cho Hezbollah đều không muốn xảy ra một cuộc chiến toàn diện.
Với ưu thế quân sự vượt trội, Israel đủ sức tàn phá thủ đô Beirut và các khu vực khác của Lebanon như đã làm ở Dải Gaza để tiêu diệt Hezbollah. Nhưng dù trong thế yếu, Hezbollah vẫn có thể gây cho Israel tổn thất nghiêm trọng nếu bắn tên lửa vào các địa điểm chiến lược của nước này như sân bay, nhà máy điện, giàn khoan khí đốt ngoài khơi…
Chính vì thế, cho đến gần đây, giao tranh giữa Israel - Hezbollah chỉ diễn ra dọc theo đường ranh giới chung, với những “ranh giới đỏ” đã được ngầm chấp nhận, liên quan đến phạm vi địa lý của các cuộc tấn công và yêu cầu không nhắm vào dân thường.
Nhưng các cuộc tấn công tàn khốc của Israel vào Lebanon tuần trước có thể đẩy cuộc xung đột Israel - Hezbollah sang một giai đoạn mới. Với tiềm lực gồm 15.000 thành viên cùng 150.000 tên lửa đủ loại và 2.000 máy bay không người lái, Hezbollah mạnh hơn nhiều Hamas. Xung đột Israel - Hezbollah vì thế sẽ tàn khốc hơn nhiều so với giao tranh ở Dải Gaza hiện nay.
Không những thế, một khi cuộc xung đột này leo thang, nó có thể biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện, lôi kéo cả Mỹ và Iran, những nước đứng sau hậu thuẫn cho hai bên xung đột, vào cuộc đối đầu trực tiếp.
Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng mà nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Tổng thống Armenia ký phê chuẩn Quy chế Rome, hoàn tất quy trình lập pháp để nước này trở thành thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Việc Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm đại sứ tại Ankara và Cairo thể hiện mong muốn bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ song phương.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/6.
Ngày 16/8, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, Kiev đã đảm bảo với một số quốc gia Tây Phi rằng sẽ không sử dụng vũ khí đồng minh cung cấp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Khi một thai phụ sinh non bé gái trong bọc ối trên chuyến bay đến Bắc Kinh, hành khách là nữ điều dưỡng nhanh chóng xử trí, cứu sống em bé.
Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 30/9 thông báo các công ty của nước này đã ký 20 thỏa thuận với các đối tác quốc tế về sản xuất máy bay không người lái (UAV), thiết bị quân sự và đạn dược tại Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ nhất (DFNC1) được tổ chức ở thủ đô Kiev.
Dù drone đang được sử dụng với tần suất lớn, pháo vẫn là vũ khí chủ đạo trong xung đột tại Ukraine, có thể quyết định cục diện chiến trường.
Ông Trump có thể đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao vụ chi tiền bịt miệng, nhưng phải chờ kết thúc quá trình tố tụng cấp bang.
Giám đốc phụ trách công nghệ thông tin bị bắt cóc tại nhà riêng, buộc Ngân hàng Trung ương Libya tuyên bố ngừng hoạt động cho đến khi người này được thả.