Trung Quốc, Ấn Độ nhất trí sẽ làm việc khẩn trương để có thể rút hàng chục nghìn binh sĩ đang đóng quân tại khu vực biên giới tranh chấp.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ngày 25/7 gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề các hội nghị của ASEAN tại Lào, trong đó hai quan chức nhấn mạnh nhu cầu giải quyết sớm những vấn đề nổi cộm dọc Đường kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chung trên dãy Himalaya.
LAC phân tách các vùng lãnh thổ do Bắc Kinh và New Delhi kiểm soát, chạy từ khu vực Ladakh ở phía tây đến bang miền đông Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền toàn bộ với Arunachal Pradesh.
Chính phủ Ấn Độ cho biết hai ngoại trưởng đã nhất trí "làm việc một cách quyết tâm và khẩn trương để đạt được việc rút quân hoàn toàn càng sớm càng tốt" ở khu vực này, thêm rằng hòa bình ở biên giới là điều kiện thiết yếu để hai nước bình thường hóa quan hệ.
Ông Jaishankar nhấn mạnh các vấn đề biên giới đã phủ bóng lên quan hệ Trung - Ấn trong 4 năm qua, bất chấp hai bên đã nỗ lực để giải quyết bất đồng. "Tình hình ở biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ của chúng ta", Ngoại trưởng Ấn Độ nói trong cuộc gặp.
Xinhua dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định việc quan hệ Trung - Ấn được cải thiện sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước cũng như các quốc gia khác. Hai bên nhất trí sẽ hợp tác để duy trì hòa bình ở biên giới và thúc đẩy tiến triển trong quan hệ song phương.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đi xuống sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước hồi tháng 7/2020 ở vùng tranh chấp Ladakh, khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng và 4 lính Trung Quốc tử vong. Vụ đụng độ đã trở thành cuộc đối đầu kéo dài, khi hai bên triển khai hàng chục nghìn binh sĩ cùng pháo, xe tăng và chiến đấu cơ tại đây.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó rút quân ở một số khu vực tại bờ bắc và bờ nam hồ Pangong Tso, vùng Gogra và thung lũng Galwan, song vẫn duy trì lực lượng ở các nơi khác. Giới chức quân sự hai nước cũng đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để thảo luận về việc rút quân khỏi các khu vực căng thẳng.
Trung Quốc và Ấn Độ từng xảy ra chiến tranh biên giới vào năm 1962. New Delhi cho biết đường biên giới thực tế của nước này có chiều dài 3.488 km, trong khi Bắc Kinh cho rằng con số này thấp hơn nhiều.
Phạm Giang (Theo AP)
Ông Hà Vĩ, tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đã đến Hà Nội ngày 11-9. Ông là đại sứ thứ 19 của Trung Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950.
Tòa án tỉnh Sverdlovsk kết án 16 năm tù với Evan Gershkovich, nhà báo thuộc tờ Wall Street Journal, vì tội 'làm gián điệp cho tình báo Mỹ'.
Con tàu đầu tiên chở gần 200 tấn thực phẩm, nước và nhu yếu phẩm đã cập cảng Dải Gaza, khánh thành hành lang biển nhân đạo từ CH Cyprus.
Nhật báo The Hankyoreh (Hàn Quốc) số ra ngày 16/7 đăng tải bài phân tích với nhận định rằng Israel chưa thể đánh bại được phong trào Hamas và các chiến thuật của họ dường như lại đang tiếp thêm sức cho lực lượng Palestine này.
Ukraine chưa từng nghĩ có thể gia nhập EU, nhưng lộ trình đang dần rõ ràng hơn với họ nhờ nỗ lực dẫn dắt của Phó thủ tướng Olha Stefanishyna, một phụ nữ 38 tuổi.
Ngày 24/4, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tham dự lễ khai mạc Tuần lễ Lan Thương-Mekong tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Tiền Hải, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Quân đội Ukraine (VSU) bắt đầu mất thế trận ở tỉnh Kursk trong bối cảnh các lực lượng Nga tăng cường phản công và chiếm lại 25% lãnh thổ bị mất trước đó.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei, Thủ tướng New Zealand thăm Hàn Quốc, thay đổi trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Ngày 24/1, Ủy ban châu Âu (EC) thành lập Liên minh cảng châu Âu, nhằm tập hợp các bên liên quan để bảo vệ các cảng trong khu vực khỏi nạn buôn bán ma túy và tình trạng tội phạm xâm nhập.