Vợ chồng anh Lộc từ khi mới cưới đã thảo luận, phân chia những việc hai bên sẽ nắm vai trò quyết định theo tính cách, điểm mạnh mỗi người.
Tám năm từ ngày cưới nhau, anh Nguyễn Tấn Lộc (36 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) và vợ đã phân định quyền quyết định của mỗi người đối với một số khía cạnh, tránh gia trưởng, áp đặt. Như chị quyết định chuyện trong nhà, còn chuyện liên quan bên ngoài thì anh là người quyết cuối cùng.
"Chúng tôi sẽ hài hòa, cân bằng quyền quyết định của vợ hoặc chồng về những vấn đề khác nhau. Thời hiện đại, phụ nữ và nam giới có quyền quyết định ngang nhau.
Tuy nhiên, góc độ người chồng trong phạm vi gia đình, có những chuyện cần chủ động, chín chắn, mạnh mẽ để quyết định. Nếu không sẽ thành nhu nhược", anh nói.
Anh Lộc là giám đốc một công ty sản phẩm về môi trường. Vợ anh làm công việc văn phòng. Theo anh, vấn đề hài hòa vợ chồng không phải ở chỗ gia trưởng hay không gia trưởng. Anh nhận thấy từ gia trưởng đang được dùng với ý nghĩa hơi nặng nề.
Đối với văn hóa phương Đông, người đàn ông là trụ cột gia đình, có sự quyết đoán, mạnh mẽ để người phụ nữ dựa vào.
"Trong cuộc sống gia đình, có những thứ phụ nữ khó quyết định được, nên đưa quyền quyết định về phía người đàn ông nhiều hơn.
Đó là ý nghĩa theo chiều hướng tích cực của từ gia trưởng. Nhưng thực tế có những người thích thể hiện quyền hành, sự kiểm soát trong gia đình, dẫn đến vợ con bị áp đặt", anh nói.
Tuy nhiên, nếu người đàn ông thiếu mạnh mẽ, chín chắn thì sẽ dễ thành nhu nhược. Khi đó họ không dẫn dắt được gia đình, khó là chỗ dựa cho vợ con.
Vợ chồng anh Lộc từ khi mới cưới đã thảo luận, phân chia những việc hai bên sẽ nắm vai trò quyết định. Việc liên quan nội trợ, con cái, bên nội bên ngoại… thì vợ quyết định. Vì cả hai đều nhận thấy phụ nữ nhạy cảm, chu đáo những chuyện đó hơn. Vợ anh sẽ chu toàn chuyện chăm sóc con cái, và anh không giám sát những chuyện cá nhân của vợ.
Những chuyện như mua sắm thiết bị trong nhà, chọn trường cho con, anh để chị quyết định.
Việc làm ăn, kinh tế gia đình, vợ chồng sẽ bàn lại. Nhưng anh có chính kiến vì thực tế anh là người ra ngoài giao lưu nhiều, có kinh nghiệm làm ăn nhiều hơn.
"Vai trò giữ tiền, tôi trao cho vợ, cần gì thì nói vợ. Tiền lương giữ lại một phần để xài. Tiền lương của vợ, tôi không quan tâm, miễn sao trong gia đình khi cần tiền thì có để xử lý, không đổ trách nhiệm tiền bạc cho nhau", anh chia sẻ.
Để tránh mâu thuẫn, anh áp dụng phương pháp đơn giản là nếu bàn việc mà không có tiếng nói chung, sau này sẽ suy xét không bàn đến nữa. Và do trước đó đã phân chia lĩnh vực để quyết định, nên anh nêu ý kiến của mình: "Mảng này là để anh quyết".
Anh Lộc chia sẻ, mình rất lười quyết định với những chuyện thuộc phạm vi trong nhà.
"Nếu mình cứ giữ quyền quyết định, tối ngày ngồi suy nghĩ quyết định thì sẽ mệt lắm. Lại không có sự tương tác qua lại, không có sự tôn trọng. Chuyện tài sản, vợ tôi đứng tên bất động sản, còn tôi đứng tên "động sản" cho khỏe", anh nói.
Gia trưởng ngoài tự quyết định, áp đặt, còn có biểu hiện của sự giám sát nhau. Vì vậy, theo anh, vợ chồng phải có niềm tin, tôn trọng nhau.
"Vợ chồng đi đâu nên nói với nhau, đừng âm thầm làm việc của mình mà không chia sẻ", anh khuyên.
Trong 8 năm hôn nhân, chị chưa khi nào nói anh gia trưởng. Vì trước khi lập gia đình, anh đã xác định tư tưởng chia sẻ mọi thứ.
Đặc biệt, tính gia trưởng cũng không nên thể hiện lúc vợ chồng đi ra ngoài. Anh Lộc cho rằng, khi đàn ông thể hiện sự gia trưởng ở bên ngoài là do cái tôi lớn quá, có một nỗi sợ người phụ nữ của mình "qua mặt".
Vợ chồng không nên để người khác thấy người kia gia trưởng hoặc… sợ vợ. Điều này còn ảnh hưởng các mối quan hệ bạn bè, làm ăn, và dễ khiến vợ chồng xích mích.
Từ xa xưa, khái niệm gia trưởng thường dùng để chỉ người đàn ông làm chủ gia đình. Đó là người gánh vác những trách nhiệm lớn và quyết định mọi chuyện. Nghĩa này không mang hàm ý tiêu cực.
Ngày nay, hai chữ gia trưởng thường được sử dụng với hàm ý người đàn ông có hành động hay tư tưởng tự coi mình có mọi quyền hành, tự ý quyết định mọi việc, coi thường quyền của vợ con…
Gia trưởng thường được biểu hiện ở khía cạnh thích kiểm soát mọi thứ, ghen tuông, luôn cho mình đúng, muốn thể hiện mình có vai trò quá quan trọng…
Nguyễn Ngọc Mai An, học sinh lớp 9A2, trường THCS Mỹ Phước (TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương) là một trong những đại biểu đa tài tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, với 8 năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc; tích cực tham gia các hoạt động Đội, đồng thời là MC học đường và đạt nhiều thành tích các cuộc thi về Tin học, sáng tạo.
Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online góp ý việc tăng cường hoạt động bắt chó thả rông để người nuôi tự ý thức, quản lý chó của mình, đồng thời không để chó thả rông cắn người.
Trung Quốc còn chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau khi bị bão Doksuri tàn phá, cơn bão Haikui (hay Hải Quỳ) tiếp tục càn quét qua nhiều vùng ở quốc gia này và khiến cho Trung Quốc thiệt hại thêm hàng tỷ Nhân dân tệ.
Đọc bài gốc tại đây.
Trò chuyện với độc giả Hà Nội vào hôm 16-3 nhân chuyến thăm và giao lưu với độc giả ba miền của Việt Nam, nhà văn triết học viễn tưởng nổi tiếng của Pháp Bernard Werber đã đưa ra một đánh giá thú vị.
Tiểu thuyết 'Gái nông trường' của tác giả Phạm Đức Long vừa xuất sắc đạt giải Ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.
Sáng 16/10, sau hai ngày tranh tài sôi nổi, Hội thi Tuyên truyền viên trẻ toàn quân năm 2024 khu vực phía Bắc đã bế mạc tại Hà Nội. 50 tuyên truyền viên xuất sắc trong hội thi được tặng Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Yến Nam nghỉ việc, cõng con gái đi khắp nơi suốt 5 năm qua, từ khi Nghệ Nặc bị liệt thân dưới vì tai nạn trong lúc tập múa.
Mong có con, anh Trường tìm cách thuyết phục vợ nhưng chỉ cần nhắc đến việc mang thai là chị Xuân lại bức bối, trốn tránh.
Gắn bó, trưởng thành từ Thành đoàn TP.HCM, đã làm việc cùng Tuổi Trẻ trong nhiều chương trình, hoạt động, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn chia sẻ luôn coi 'báo Tuổi Trẻ như là nhà'.