Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã

09:30 20/05/2023

Cuối tháng 4, lễ tạm biệt chim di cư năm 2023 diễn ra tại Cần Giờ (TP.HCM) như một sự tiếp nối thú vị và văn minh, sau khi lần đầu tiên lễ đón chim di cư được tổ chức tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) hồi tháng 11-2022.

Cuối tháng 4, lễ tạm biệt chim di cư năm 2023 diễn ra tại Cần Giờ (TP.HCM) như một sự tiếp nối thú vị và văn minh, sau khi lần đầu tiên lễ đón chim di cư được tổ chức tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) hồi tháng 11-2022.

Nhưng những con người đang nỗ lực hết sức để chào đón và bảo vệ chim hoang dã này cũng đang ở trong một cuộc chiến không cân sức với những người coi chim chỉ là món hàng kiếm lợi…

Ngày 17-5 này cũng đánh dấu tròn 1 năm ra đời của một công cụ pháp lý quan trọng cho cuộc chiến bảo vệ chim hoang dã: chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17-5-2022 "Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam".

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 1.

Minh Luận, một người đàn ông tuổi U60 sinh sống ở Đà Nẵng, có thú vui vác máy chụp hình đi chụp chim thiên nhiên và động vật hoang dã. Ông là thành viên của Chi hội Chim hoang dã Việt Nam (VBCS).

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 2.

Hồi cuối năm 2022, ông đăng một clip kể lại câu chuyện ông thuyết phục một người nông dân đi giăng hàng trăm mét lưới bẫy chim trên cánh đồng thuộc xã Hòa Tiến, Đà Nẵng.

Cuộc đối thoại ngắn gọn trên cánh đồng chỉ gồm vài lời ông Luận nói cho người nông dân ấy biết về chỉ thị 04, rằng việc giăng lưới bẫy chim là vi phạm pháp luật. Người nông dân ấy đã dẹp lưới, hứa không bao giờ bẫy chim nữa.

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 3.

Chỉ thị này cũng là "cây gậy phòng thân" như nhận định chung của những người bảo vệ chim hoang dã.

Nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu cũng là một người chiến đấu không mệt mỏi để bảo vệ chim.

Phát hiện nơi nào giăng lưới bẫy chim, ông lập tức gởi định vị đến công an, kiểm lâm địa phương và theo dõi xem họ có xử lý rốt ráo không. Nếu họ chậm trễ, ông liên tục nhắc, hoặc gởi lên cấp cao hơn nữa, cho đến khi bẫy được dẹp.

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 4.
Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 5.

Tuy nhiên, cuộc chiến của các cá nhân và tổ chức bảo vệ chim hoang dã, chim di cư xem ra vẫn như Don Quixote đánh nhau với cối xay gió. Những người săn bắt chim hoang dã vẫn hoạt động hết sức rầm rộ.

Rao bán chim vành khuyên non ở Thái Nguyên, Hà Nội. Ảnh từ Facebook

Trong một group có tên "Hội bẫy chim ba miền" có tới hàng trăm thành viên, người ta khoe khoang công khai "chiến tích" mỗi đêm đi bẫy vô số chim trời, phần để ăn, phần đem bán; với đủ loại chim bị bắt, từ sâm cầm đến cúm núm, le le…

Đến mùa chim sinh sản vào cuối xuân thì rộ lên tình trạng đi bắt chim non, hốt trọn cả tổ đến bán cho giới chơi chim cảnh.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa rồi, họ rao bán cả tổ chim vành khuyên non từ Bắc chí Nam. Nguyên cái tổ chim với ba con vành khuyên chưa ra ràng được rao bán với giá 150.000 - 200.000 đồng.

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 7.

"Lực lượng anh em chúng tôi rất mỏng, số vụ săn bắt, đặt bẫy mà chúng tôi phát hiện chả đáng là bao - ông Minh Luận chia sẻ - Nhưng trong quá trình đi làm việc này, tôi cho rằng có hai vấn đề lớn. Thứ nhất, đa phần người đi săn bắt, đặt bẫy đều không biết hành vi của mình là vi phạm chỉ thị 04, là không được phép.

Thứ hai, chúng ta cần giáo dục cho trẻ nhỏ ngay trong trường học về lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, rằng bảo vệ động vật hoang dã là giữ gìn chính môi trường sống của con người".

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 8.

Nhưng không chỉ những người đi đặt bẫy không biết về chỉ thị 04. Những thành viên của VBCS ngao ngán nhắc tới hai cơ quan truyền thông lớn trực thuộc chính phủ là VTV và VOV - hai trong số hàng loạt cơ quan, bộ ngành mà chỉ thị 04 giao nhiệm vụ cấp bách bảo vệ chim hoang dã, di cư tại Việt Nam nhưng lại "hồn nhiên" đăng, phát những chương trình gián tiếp khuyến khích săn bắt chim hoang dã để làm cảnh và ăn thịt.

Cuối tháng 3 vừa qua, chương trình Cà phê sáng của VTV3 đã có hẳn cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một "đại gia" được xem là người nuôi những con chim cảnh trị giá hàng tỉ đồng. "Đại gia" hồn nhiên khoe mua những con chim đột biến từ người dân ở Hà Giang bẫy được với giá hàng trăm triệu đồng.

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 9.

VOV thì "hồn nhiên" phát một clip nói về "Loại chim lạ được ví như gà nước, là đặc sản đắt đỏ ở miền Tây", nói về loài cúm núm sống trong thiên nhiên hoang dã bị người dân bẫy bán với giá cao, không khác gì cổ xúy ăn thịt chim hoang dã.

Khi VBCS làm văn bản phản đối, VTV3 đã cho gỡ chương trình này, tuy nhiên trên nền tảng YouTube vẫn còn.

"Chỉ thị 04 rất quan trọng trong việc bảo vệ chim di cư, chim hoang dã tại Việt Nam, nhưng các phương tiện truyền thông chính thống đưa rất mờ nhạt. Vì vậy, chúng tôi phải dựa vào mạng xã hội để truyền thông…" - ông Minh Luận trăn trở.

Nhiều thành viên VBCS cho rằng cuộc chiến của họ ít nhiều thành công nhờ sự góp sức của mạng xã hội, khi nhiều người cùng lên án việc thả chim phóng sanh. Các nhà sư cũng góp sức khuyên răn các Phật tử chấm dứt tục phóng sanh chim, nhờ đó nạn bẫy chim phục vụ cho nhu cầu phóng sanh đã giảm rất nhiều thời gian qua.

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 11.

Nhưng trên hết, phải là những nỗ lực nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã từ sớm, chẳng hạn cách những người vừa tổ chức lễ tiễn chim di cư dành cho học sinh đang hướng đến.

Tôi đã chứng kiến cả trăm học sinh tham gia lễ tiễn chim di cư tổ chức tại Cần Giờ (TP.HCM) vào hôm 23-4. Cha mẹ các em đi cùng con, được các thành viên VBCS hướng dẫn ngắm những con chim biển đã bay hàng chục ngàn km sang Việt Nam ấm áp để tránh đông giá: kia là con Nhàn nhỏ (Little Tern) có tên khoa học là Sternula albifrons, kia nữa là con chim Choắt mỏ cong bé (Whimbrel) có tên khoa học là Numenius phaeopus, và kia là con Choi choi lưng hung (Greater sand plover) có tên khoa học là Charadrius leschenaultii

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 12.

Cuối tháng 4, lũ chim bay trở lại nơi "chôn nhau cắt rốn" để chuẩn bị cho mùa sinh sản, đến tầm tháng 10, khi thời tiết chớm lạnh, chúng lại lũ lượt tìm về vùng đất ấm áp này.

Nghi lễ đón và tiễn chim di cư mới được tiến hành ở hai miền đất nước trong năm qua. Những cô cậu bé dự lễ tiễn chim hôm nay, tuy mới có chừng trăm em, nhưng hy vọng những hoạt động như vậy sẽ lan tỏa rộng hơn trong các năm tới. Và cứ thế, tình yêu chim thiên nhiên, cũng là tình yêu với chính cuộc sống của mình, sẽ lớn dần…

Tròn một năm cuộc chiến cứu chim hoang dã - Ảnh 13.
Bài và ảnh:
HUY THỌ
Thiết kế:
VÕ TÂN
Có thể bạn quan tâm
Ngày Việt Nam ở nước ngoài: Tò he, tranh Đông Hồ lần đầu đến Nam Phi

Ngày Việt Nam ở nước ngoài: Tò he, tranh Đông Hồ lần đầu đến Nam Phi

18:10 08/09/2023

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” là chương trình quảng bá quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2010. Năm nay, chương trình sẽ đến với Nam Phi.

'Vào chùa trốn nợ'

'Vào chùa trốn nợ'

07:10 17/05/2024

'Vỡ nợ, mất việc, mất danh dự, gia đình, bạn bè... bạn cũng phải đón nhận, đừng né tránh'.

Trang Nemo phải thi hành án tù

Trang Nemo phải thi hành án tù

16:40 27/02/2024

Tòa án Nhân dân quận 10 bác đơn xin hoãn thi hành án của Trang Nemo, buộc cô chấp hành 9 tháng tù giam sau 7 ngày nữa.

Vụ kiện khuấy đảo ngành y của bác sĩ đòi thận đã hiến cho vợ

Vụ kiện khuấy đảo ngành y của bác sĩ đòi thận đã hiến cho vợ

19:10 30/10/2023

Bác sĩ Richard Batista nghi vợ không chung thủy đã ly hôn, kiện đòi vợ trả lại quả thận ông đã hiến cho bà 4 năm trước, hoặc trả giá trị quy đổi 1,5 triệu USD.

Đặc sắc chiếu chèo quê lúa

Đặc sắc chiếu chèo quê lúa

18:40 07/07/2024

Tỉnh Thái Bình đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị nghệ thuật chèo, trên hành trình hướng tới danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hàng nghìn thanh niên miền Tây hăng hái lên đường nhập ngũ

Hàng nghìn thanh niên miền Tây hăng hái lên đường nhập ngũ

15:50 27/02/2024

Hòa chung không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng 27/2, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân, đưa thanh niên lên đường nhập ngũ.

Lên bản Bo đón Tết

Lên bản Bo đón Tết

05:20 15/02/2024

Ngay sau khi được nghỉ, tôi háo hức bắt xe đi bản Bo, Quỳnh Nhai, Sơn La đón Tết theo lời mời nhiệt tình của cô bạn thân làm cùng cơ quan.

Chờ người phụ nữ chung thủy đến để đồng hành

Chờ người phụ nữ chung thủy đến để đồng hành

05:00 15/05/2024

Sau bốn năm độc thân, đến độ tuổi này anh mong có thể tìm được người bạn tri kỷ đồng hành, nuôi dạy con cái và nương tựa vào nhau.

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

06:20 15/06/2024

Số người ung thư ở Việt Nam tăng 2,6 lần trong hơn hai thập kỷ, đến nay mỗi năm vượt 180.000 ca mắc mới và thay đổi mô hình bệnh do lối sống, tầm soát phát hiện sớm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới