Trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ có được lợi thế vàng trong cuộc 'so găng' với Trung Quốc?

07:00 07/05/2023

Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng 4/2023, theo phân tích dữ liệu mới nhất từ Liên hợp quốc. Trung Quốc sẽ đối phó như thế nào với cuộc khủng hoảng về nhân khẩu học và liệu Ấn Độ có tận dụng được lợi thế này để vượt lên Trung Quốc?

Trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ có được lợi thế vàng trong cuộc 'so găng' với Trung Quốc?
Tháng 4/2023, Ấn Độ đã 'soán ngôi' Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. (Nguồn: AP)

Trước đó, vào tháng 7/2022, dữ liệu từ phân tích Triển vọng dân số thế giới của tổ chức này từng dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023.

Dân số khổng lồ được đánh giá là nền tảng quan trọng để hai cường quốc châu Á "so găng" về sức mạnh kinh tế, hệ thống chính trị và mô hình phát triển.

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nhân khẩu học đang là đề tài thảo luận sôi nổi ở Trung Quốc khi đà tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại, chi phí lao động tăng cao và những nỗ lực tách rời của Mỹ thúc đẩy nhiều tập đoàn, công ty chuyển dây chuyền sản xuất đến các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ.

Dân số là động lực tăng trưởng

Khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập vào ngày 1/10/1949, dân số Trung Quốc lúc đấy là 542 triệu người, cao hơn dân số Ấn Độ đến 50%.

Dân số Trung Quốc đã tăng trưởng bùng nổ dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông và đạt 937 triệu người vào thời điểm ông qua đời vào năm 1976.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo kế tiếp, Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, người đã mở cửa đất nước chào đón các nhà đầu tư nước ngoài và khởi xướng công cuộc cải cách kinh tế, đã đưa ra chính sách một con vào năm 1980 để cải thiện sinh kế cho người dân Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc từng cho rằng chính sách một con là chiến lược hợp lý, giúp nước này ngăn 400 triệu ca sinh trong ba thập kỷ qua và tránh bùng nổ dân số mất kiểm soát.

Những điều chỉnh về chính sách - bắt đầu triển khai từ năm 2016 - đã trở nên quá muộn, khi tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 1,2 ca sinh/phụ nữ vào năm ngoái, khá thấp so với 2 ca sinh/phụ nữ tại Ấn Độ.

Năm 2022, dân số Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau sáu thập kỷ dù chính sách hai con đã được thực hiện từ năm 2016 và sau đó là nhiều biện pháp khuyến khích sinh đẻ và nới lỏng các quy định của Chính phủ.

John Wilmoth, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc dự báo, dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh và “có thể giảm xuống dưới 1 tỷ trước cuối thế kỷ này”, nhưng dân số Ấn Độ sẽ tăng trong vài thập kỷ nữa.

Khi lao động giá rẻ không còn là lợi thế

Lao động giá rẻ được cho là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến Trung Quốc vào những năm 1980.

Kể từ khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2001 và tiếp cận thị trường các nước phát triển, Trung Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo khó đã nhanh chóng tiến lên công nghiệp hóa và trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

Khi tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc lo ngại, Ấn Độ có thể sẽ sử dụng lợi thế về nhân khẩu học để tạo nên kì tích và lặp lại thành công của chính Bắc Kinh thời kỳ trước.

Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc năm 2020 là 38,4 – lớn hơn 10 tuổi so độ tuổi trung bình của người dân Ấn Độ – theo ước tính của Liên hợp quốc. Trong khi đó, độ tuổi trung bình toàn cầu là 30,9.

Tin liên quan
Trung Quốc đau đầu vì suy giảm dân số, kinh tế thế giới cũng
Trung Quốc đau đầu vì suy giảm dân số, kinh tế thế giới cũng 'vạ lây'

Mức lương trung bình hàng tháng của một công nhân Trung Quốc đã tăng lên 8.903 NDT (1.287 USD) vào năm 2021 từ mức 3.483 NDT một thập kỷ trước đó. Còn tại Ấn Độ năm 2021 là 17.017 Rupee (208 USD), theo một báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố năm ngoái.

Không chỉ lực lượng lao động đang bị thu hẹp, tình trạng già hóa dân số nhanh chóng cũng đang đe dọa hệ thống lương hưu quốc gia và tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng trong nước.

Lo sợ kịch bản sẽ giống như “thập niên mất mát” của Nhật Bản – vốn đi kèm với tình trạng già hóa và thu hẹp dân số – chính quyền Bắc Kinh đã không ngừng tăng cường quỹ lương hưu, các chính sách khuyến khích sinh đẻ, đẩy mạnh chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao, công nghệ robot để gia tăng năng suất sản xuất.

Thế mạnh về lợi tức nhân khẩu học

Trung Quốc đang cố gắng làm dịu bớt những nỗi lo về quy mô dân số khi cho rằng chi phí lao động chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và hiệu quả kinh tế của một quốc gia.

Nói đến sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chính quyền Bắc Kinh luôn nhấn mạnh vào sự ổn định chính trị, nguồn nhân tài kỹ thuật dồi dào, thị trường rộng lớn, cụm công nghiệp tinh vi và môi trường kinh doanh thân thiện.

Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị mới, Thủ tướng Lý Cường đã bác bỏ những lo ngại về sự thay đổi quy mô nhân khẩu học. Ông cho rằng, lợi tức nhân khẩu học của Trung Quốc vẫn chưa biến mất.

“Không nên chỉ xem xét trên quy mô dân số mà cần phải xét đến quy mô của lực lượng lao động có trình độ cao”, Thủ tướng Lý Cường phát biểu tại một cuộc họp trung tuần tháng Ba năm nay.

Ông nhấn mạnh con số hơn 240 triệu người Trung Quốc đã qua đào tạo đại học và thời gian giáo dục trung bình của lực lượng mới tham gia lao động đã tăng lên 14 năm. Đất nước Đông Bắc Á cũng vượt xa Ấn Độ trên nhiều thông số, như thời gian học, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và giáo dục đổi mới.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2021 là 17,7 nghìn tỷ USD, so với 3,2 nghìn tỷ USD của Ấn Độ và GDP bình quân đầu người của nước này cao hơn 5 lần so với đối thủ đến từ Nam Á.

Bắc Kinh sẽ dựa vào AI và công nghệ?

Sự bình tĩnh của Bắc Kinh trước cuộc khủng hoảng nhân khẩu học và niềm tin cường quốc châu Á này sẽ tiếp tục giữ quy mô dân số lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ tới càng được củng cố bởi quyết tâm cải thiện năng suất lao động và tăng cường sử dụng công nghệ.

Để gia tăng năng suất lao động, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực đẩy mạnh tự động hóa và sử dụng robot tại các trung tâm xuất khẩu như Quảng Đông. Tính đến cuối năm 2021, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang sở hữu 1,22 triệu robot công nghiệp, 268.195 robot được lắp đặt, theo dữ liệu do Liên đoàn Robot quốc tế công bố.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Phó Chủ tịch Thường trực Vương Quốc Tuấn điều hành UBND tỉnh Bắc Ninh

Phó Chủ tịch Thường trực Vương Quốc Tuấn điều hành UBND tỉnh Bắc Ninh

11:20 19/07/2024

Theo Thông báo số 88/TB-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực Vương Quốc Tuấn được phân công điều hành hoạt động UBND tỉnh Bắc Ninh.

Liên hợp quốc nỗ lực gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

Liên hợp quốc nỗ lực gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

15:00 18/03/2023

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và khẩn cấp nêu rõ Liên hợp quốc đang tiếp tục làm việc sát sao với tất cả các bên liên quan để đảm bảo gia hạn thỏa thuận.

Ông Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Ông Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

01:00 20/04/2024

Cụ thể, tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 19/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Với việc bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài, Bộ Công Thương hiện nay có 4 lãnh đạo gồm: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Phan Thị Thắng và tân Thứ trưởng...

Trách nhiệm của nguyên Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên trong vụ khai thác than lậu

Trách nhiệm của nguyên Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên trong vụ khai thác than lậu

12:30 10/05/2023

Ông Dương Ngọc Long (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) và một số cá nhân khác được xác định có trách nhiệm trong tham mưu, cấp giấy phép khai...

EU áp thuế xe điện Trung Quốc: Italy và Tây Ban Nha ủng hộ, Thụy Điển tuyên bố bỏ phiếu trắng

EU áp thuế xe điện Trung Quốc: Italy và Tây Ban Nha ủng hộ, Thụy Điển tuyên bố bỏ phiếu trắng

09:20 16/07/2024

Ngày 15/7, các nguồn tin chính phủ Italy cho biết, nước này và Tây Ban Nha ủng hộ việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế quan đối với xe điện nhập khẩu do Trung Quốc sản xuất.

Bộ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Bộ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

04:00 09/05/2024

Ngày 8/5, Bộ Xây dựng trao quyết định bổ nhiệm ông Chu Hồng Uy - Phó Chánh Thanh tra - giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.

Trụ sở Bộ GDĐT, Bộ Xây dựng và loạt công trình vi phạm PCCC

Trụ sở Bộ GDĐT, Bộ Xây dựng và loạt công trình vi phạm PCCC

08:30 19/05/2023

UBND quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) vừa có văn bản công khai các công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC CNCH). Theo danh sách này, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 19 công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động. Việc công bố danh sách này, theo UBND quận Hai Bà Trưng là thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố và Công an thành phố. Cụ thể, các công trình, tòa nhà vi phạm về PCCC trên địa bàn...

Ngã ngửa vì cọc tiền mua đất liền kề lòi ra đất biệt thự

Ngã ngửa vì cọc tiền mua đất liền kề lòi ra đất biệt thự

02:50 03/06/2024

Thời gian gần đây khách hàng mua đất liền kề ngã ngửa vì biết những lô đất nộp tiền cọc từ nhiều năm trước vẫn đang được quy hoạch là đất biệt thự.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Chủ tịch Tân Hoàng Minh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

20:30 02/05/2024

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tòa sơ thẩm tuyên hồi tháng 3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới