Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên tiếp tục thả bóng bay chứa chất thải sang nước này, bất chấp Seoul cảnh báo sẽ có các biện pháp xử lý.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 1/6 thông báo tới truyền thông rằng Triều Tiên "một lần nữa thả những quả bóng bay chứa chất thải". JCS khuyến nghị người dân không chạm vào những quả bóng bay nếu bắt gặp, đồng thời báo tin cho chính quyền.
Chính quyền thủ đô Seoul cùng ngày cũng cảnh báo người dân về "vật thể chưa xác định, nghi là tờ rơi tuyên truyền từ Triều Tiên". Giới chức cũng khuyến cáo người dân Seoul "hạn chế các hoạt động ngoài trời".
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik chỉ trích đây là "hành vi thấp kém và thiếu văn hóa không tưởng". Trong khi đó, các nhà hoạt động Hàn Quốc gửi tới Triều Tiên "những quả bóng bay viện trợ nhân đạo", ông nói thêm.
Trước đó, trong tuần này Triều Tiên đã thả khoảng 260 quả bóng bay chứa rác và cả phân sang Hàn Quốc. Giới chức Hàn Quốc lên án hành động này và cảnh báo sẽ đáp trả nếu Bình Nhưỡng không chấm dứt những hành vi khiêu khích vô lý như vậy.
Triều Tiên phản hồi rằng những quả bóng bay là "món quà chân thành" để đáp trả lại việc Hàn Quốc thả sang những quả bóng bay chứa thông tin tuyên truyền chống lại lãnh đạo Kim Jong-un.
Bình Nhưỡng từ lâu đã giận dữ với những quả bóng bay do các nhà hoạt động Hàn Quốc thả sang. Những quả bóng này mang theo tiền mặt, gạo hoặc thậm chí USB chứa phim truyền hình Hàn Quốc.
Quốc hội Hàn Quốc năm 2020 thông qua luật hình sự hóa hành vi gửi truyền đơn tới Triều Tiên, nhưng các nhà hoạt động vẫn không dừng lại. Năm ngoái, Tòa Hiến pháp Hàn Quốc hủy bỏ luật này, cho rằng đây là sự hạn chế quá mức quyền tự do ngôn luận của người dân.
Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un, đã chế giễu Hàn Quốc và nói rằng người Triều Tiên cũng chỉ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận. Bà tuyên bố Triều Tiên sẽ gửi số bóng "gấp hàng chục lần" số lượng Hàn Quốc đã thả sang.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Ngày 23/1, Anh, Mỹ, Australia và nhiều nước ra tuyên bố chung về các cuộc tấn công hôm 22/1 nhằm vào 8 mục tiêu ở các khu vực do Houthi kiểm soát tại Yemen.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo việc Israel đổ bộ vào Lebanon sẽ không góp phần giảm thiểu căng thẳng tại Trung Đông.
Nihon Hidankyo, tổ chức Nhật Bản kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, đã giành giải Nobel Hòa bình 2024.
Nga đăng ảnh hiện trường xe tăng Challenger 2 Ukraine nổ bay tháp pháo, dường như là chiếc bị UAV Lancet tập kích ở Kursk hồi tháng 8.
Ngày 28/7, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei chính thức xác nhận ông Masoud Pezeshkian là tổng thống thứ 9 của nước cộng hòa Hồi giáo.
Ngày 31/01/1968, tối ngày mùng hai Tết, Mặt trận Dân tộc Giải phóng mở chiến dịch tổng tấn công, đánh vào Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, sân bay, đài phát thanh, tiến vào trung tâm các căn cứ quân sự và giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Một thắng lợi ngoại giao rõ ràng, một bước ngoặt của cuộc chiến. Dư luận Mỹ và quốc tế thấy rõ quân đội Mỹ và đội quân của tướng Nguyễn Văn Thiệu, người cầm quyền tại Sài Gòn, đang sa lầy trong vũng bùn tại các cánh...
Israel đang lo lắng trước thông tin Mỹ có thể sắp công bố các biện pháp trừng phạt đối với tiểu đoàn Netzah Yehuda của IDF.
Ngày 28/2, Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. có chuyến thăm 2 ngày tới Australia theo lời mời của Toàn quyền David Hurley.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 28/9 xác nhận thủ lĩnh phong trào Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah đã thiệt mạng trong cuộc không kích của IDF vào vùng ngoại ô của thủ đô Beirut, Lebanon trước đó một ngày.