Nihon Hidankyo, tổ chức Nhật Bản kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, đã giành giải Nobel Hòa bình 2024.
Tổ chức của Nạn nhân Bom nguyên tử và Bom khinh khí (Nihon Hidankyo), phong trào cơ sở của những nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật, hay còn gọi là Hibakusha, đã giành giải Nobel Hòa bình năm nay.
"Hibakusha được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của họ hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, và vì đã cho thấy thông qua lời kể của các nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không được sử dụng bất cứ lần nào nữa", Jorgen Watne Frydnes, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, hôm nay cho biết.
Theo Ủy ban Nobel Na Uy, các thành viên của Hibakusha, những người đã chứng kiến hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản năm 1945, đã cống hiến cả đời cho cuộc đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
"Hibakusha giúp chúng tôi mô tả những điều không thể diễn tả, nghĩ những điều không thể nghĩ tới và bằng cách nào đó thấu hiểu nỗi đau, sự thống khổ không thể lý giải mà vũ khí hạt nhân gây ra", Chủ tịch Frydnes nêu thêm.
Sau khi quyết định được công bố, Toshiyuki Mimaki, đồng chủ tịch Nihon Hidankyo, cho rằng đây sẽ là "động lực lớn để cho thế giới thấy rằng từ bỏ vũ khí hạt nhân là điều có thể làm được". Ông Mimaki vừa nói vừa khóc, cho hay "chưa bao giờ mơ tới ngày giành được giải Nobel Hòa bình".
Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng nỗ lực phi thường của Nihon Hidankyo đã đóng góp rất lớn vào việc biến vũ khí hạt nhân trở thành "điều cấm kỵ" với thế giới trong thời gian dài. Tuy nhiên, ủy ban này lo ngại điều cấm kỵ đó đang ngày càng bị đe dọa.
Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua từ năm 2017 và có hiệu lực vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, khi tình hình thế giới có nhiều bất ổn, vấn đề về vũ khí hạt nhân ngày càng được quan tâm.
Theo ông Frydnes, giải Nobel Hòa bình năm nay tập trung vào sự cần thiết của việc duy trì điều cấm kỵ về vũ khí hạt nhân. "Và tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm thực hiện điều đó, đặc biệt là các cường quốc hạt nhân", ông nhấn mạnh.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ca ngợi "nỗ lực suốt nhiều năm" của Nihon Hidankyo, cho rằng việc họ giành giải là "vô cùng ý nghĩa".
Ủy ban Nobel thường tập trung vào vấn đề vũ khí hạt nhân. Hồi năm 2017, giải Nobel Hòa bình được trao cho Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân vì nỗ lực của họ nhằm đạt hiệp ước cấm loại vũ khí này.
Nobel Hòa bình được lựa chọn bởi một ủy ban gồm 5 người do quốc hội Na Uy lựa chọn. Theo di chúc của nhà sáng lập Alfred Nobel, nó được trao cho những cá nhân đã nỗ lực xây dựng "tình anh em" giữa các quốc gia, giảm bớt chạy đua quân sự và tổ chức các sự kiện hòa bình.
Giải thưởng sau đó được mở rộng để thu hút mọi hình thức vận động, từ các tổ chức quốc tế như Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đến nhóm các bác sĩ giúp đỡ những nạn nhân của bạo lực tình dục.
Giải Nobel Hòa bình trị giá 11 triệu krona Thụy Điển (khoảng 1 triệu USD), sẽ được trao tại Oslo vào ngày 12/12.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
Không chỉ dừng ở hoạt động kỷ niệm 25 năm Ba Lan gia nhập NATO, chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Ngày 1/4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, các cơ quan hữu quan nước này đang nghiên cứu khả năng đưa phong trào Taliban ở Afghanistan ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Bộ trưởng Đức phủ nhận việc Ukraine sớm vào NATO, Trung Quốc nói về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 29/2, Tướng Không quân Anthony Cotton, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (TRATCOM), cho biết, Nga có kho vũ khí hạt nhân đa dạng nhất và lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tehran cảnh báo các đại sứ quán của Tel Aviv 'không còn an toàn', sau khi Israel bị tố tập kích khu sứ quán Iran tại Syria khiến 7 quan chức thiệt mạng.
Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani và người đồng cấp Yemen Ahmed Awad bin Mubarak ngày 8/9 tổ chức hội đàm thảo luận về quan hệ song phương cũng như tình hình ở Yemen.
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ có “các biện pháp mới” để tăng cường năng lực phòng không của Ukraine.
Ukraine khởi công xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân theo thiết kế của Mỹ tại nhà máy hạt nhân ở phía tây đất nước.
Nhận định nguy cơ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Nga vẫn hiện hữu sau vụ việc kinh hoàng ngày 22/3, Moscow sẽ sửa đổi luật nhằm siết chặt điều kiện lưu trú của người nước ngoài.