Ngày 27/12, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, trước đó một ngày, nước này đã khai mạc cuộc họp quan trọng của đảng cầm quyền, tạo tiền đề cho việc công bố các quyết định chính sách trong năm 2024.
Triều Tiên tiến hành cuộc họp quan trọng, Hàn Quốc ra 'đòn' trừng phạt nhằm vào láng giềng |
Cuộc họp của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên khai mạc ngày 26/12. (Nguồn: KCNA) |
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 đánh dấu kết thúc một năm quốc gia Đông Bắc Á này đưa chính sách hạt nhân vào hiến pháp cũng như phóng thành công vệ tinh do thám và phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới có tên Hwasongpho-18.
Những năm gần đây, cuộc họp kéo dài nhiều ngày của các quan chức đảng và chính phủ đã được sử dụng để đưa ra các thông báo chính sách quan trọng.
Trong ngày họp đầu tiên, những người tham gia đã thảo luận về 6 nội dung chương trình nghị sự chính, bao gồm việc thực hiện chính sách và ngân sách năm nay, dự thảo ngân sách cho năm 2024 và các cách thức tăng cường sự lãnh đạo của đảng Lao động Triều Tiên.
Chủ trì lễ khai mạc, Củ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định, "2023 là một năm có nhiều bước ngoặt và thay đổi lớn", đồng thời ca ngợi sự tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực bao gồm quân sự, kinh tế, khoa học và y tế công cộng mặc dù có một số "sai lệch".
Tin liên quan |
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM |
Nhà lãnh đạo cũng đã trình bày một báo cáo chi tiết liên quan "các chỉ số của nền kinh tế quốc gia nói chung, chứng minh rõ ràng rằng, sự phát triển toàn diện của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đang được thúc đẩy một cách thực sự nghiêm túc".
Trong khi đó, cùng ngày 27/12, Hàn Quốc thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt độc lập đối với 8 cá nhân, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan tình báo của Triều Tiên, vì liên quan buôn bán vũ khí và các hoạt động mạng bị cấm theo lệnh trừng phạt quốc tế.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố, động thái trên nhằm đáp trả vụ Triều Tiên phóng thử Hwasongpho-18 hôm 18/12.
Cụ thể, người đứng đầu Tổng cục Trinh sát Triều Tiên Ri Chang-ho bị đưa vào danh sách lãnh đạo cơ quan tình báo đứng sau các cuộc tấn công mạng lớn của nước này.
Giám đốc Công ty Beijing New Technology, ông Park Young-han, bị cáo buộc xử lý các hoạt động buôn bán vũ khí thay mặt cho Tập đoàn Thương mại phát triển khai thác mỏ Triều Tiên, chịu trách nhiệm xuất khẩu vũ khí thông thường và cung cấp thiết bị cho tên lửa đạn đạo.
Danh sách trừng phạt cũng bao gồm cựu Bí thư thứ ba của Đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc Yun-chol, có liên quan việc buôn bán lithium-6, nguyên liệu chính để sản xuất vũ khí hạt nhân bị Liên hợp quốc cấm giao dịch.
Năm người còn lại là Ryang Su-nyo, Kim Sung-su, Pae Won-chol, Ri Sin-song và Kim Pyong-chol của Pan Systems Pyongyang, một công ty buôn vũ khí dưới sự kiểm soát của Tổng cục Trinh sát Triều Tiên.
Hiện tại, Bình Nhưỡng chưa đưa ra phản ứng về động thái của Seoul.
Philippines và Nhật Bản đã ký Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA), cho phép hai nước triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ an ninh giữa hai bên.
Ngày 24/7, theo Hải quân Hàn Quốc, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cập bến Hàn Quốc với mục đích tiếp tế, chỉ vài ngày sau khi một tàu ngầm chiến lược khác của Washington vừa kết thúc chuyến thăm cảng.
Việc Trung Quốc chọn Quảng Tây để đón Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc đối với vai trò nhịp cầu kết nối của Quảng Tây với Việt Nam.
Hội đồng Bảo an ủng hộ đề xuất của Tổng thống Mỹ Biden nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Hamas và Israel.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các quốc gia thành viên LHQ chung tay gánh vác.
Tàu chiến Alborz của Iran tiến vào Biển Đỏ, nhưng không rõ nhiệm vụ và thời gian hiện diện trong khu vực.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres và đại sứ các nước đã tới viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phái đoàn thường trực Việt Nam ở New York.
Ryan Routh từng đến Ukraine ngay sau khi xung đột nổ ra, cố gắng tuyển mộ quân nhân Afghanistan đến chiến đấu cho Kiev, nhưng bị mô tả là 'lập dị' và gây nhiều nghi ngại.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov đã bác bỏ thông tin từ báo chí phương Tây cho rằng New Delhi đang xóa bỏ tình trạng phụ thuộc vào vũ khí của Moscow. Ông nhấn mạnh, Ấn Độ vẫn tiếp tục sản xuất xe tăng T-90 do Nga thiết kế và máy bay chiến đấu Su-30MKI theo thỏa thuận được cấp phép.