Ngày 24/7, theo Hải quân Hàn Quốc, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cập bến Hàn Quốc với mục đích tiếp tế, chỉ vài ngày sau khi một tàu ngầm chiến lược khác của Washington vừa kết thúc chuyến thăm cảng.
Tàu ngầm Mỹ liên tiếp ‘ghé thăm’ Hàn Quốc |
Tàu ngầm Mỹ USS Annapolis (phía trước) trong cuộc tập trận ba bên Mỹ-Nhật-Hàn ở ngoài khơi bán đảo Triều Tiên ngày 30/9 năm ngoái. (Nguồn: Getty Images) |
Cụ thể, tàu ngầm USS Annapolis lớp Los Angeles đã đậu ở một căn cứ hải quân đảo Jeju, miền Nam Hàn Quốc, trong bối cảnh Washington và Seoul đang tăng cường hợp tác an ninh trước nguy cơ bất ổn tại khu vực, trong đó các vụ phóng tên lửa hành trình hồi cuối tuần qua của Triều Tiên.
Tin liên quan |
Mỹ hé mở cánh cửa đối thoại, Triều Tiên từ chối ngay lập tức? Mỹ hé mở cánh cửa đối thoại, Triều Tiên từ chối ngay lập tức? |
Hải quân Hàn Quốc khẳng định: “Việc cập cảng (của tàu ngầm Mỹ) là để bổ sung nguồn cung cấp quân sự trong khi thực hiện các nhiệm vụ. Nhân chuyến thăm của tàu USS Annapolis, Hải quân Hàn Quốc và Mỹ có kế hoạch củng cố tư thế phòng thủ phối hợp và tiến hành các hoạt động trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm liên minh Mỹ-Hàn”.
Theo đó, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân này có nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động chống tàu và chống tàu ngầm.
Tuần trước, ngày 18/7, tàu ngầm USS Kentucky lớp Ohio nặng 18.750 tấn của Mỹ đã đến Busan, cách Seoul 320 km về phía Đông Nam. Đây được coi là động thái nhằm trấn an Hàn Quốc vốn đang ngày càng cảnh giác với chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Ngày 19/7, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã đặt chân lên tàu ngầm này trong chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) Mỹ kể từ năm 1981.
Trong chuyến thăm Bộ Tư lệnh Hạm đội Hàn Quốc có trụ sở chính tại căn cứ trên, Tổng thống Yoon khẳng định: “Việc triển khai tàu USS Kentucky cho thấy rõ ràng cam kết của Hàn Quốc và Mỹ trong việc thường xuyên triển khai các khí tài chiến lược của Mỹ và bảo đảm khả năng răn đe mở rộng”.
Theo người đứng đầu Hàn Quốc, hai nước sẽ kiên quyết phản ứng mạnh mẽ trước việc phát triển chương trình hạt nhân và thử tên lửa của Triều Tiên, thông qua Nhóm tham vấn hạt nhân Mỹ-Hàn (NCG), cũng như thường xuyên triển khai các khí tài chiến lược như SSBN.
Đây là hoạt động cuối cùng do Đại sứ quán Việt Nam chủ trì trên cương vị Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Riyadh trong năm 2023.
Giới chức Malawi chưa thể liên lạc với phi cơ chở Phó tổng thống Chilima sau khi nó hạ cánh bất thành xuống thành phố Mzuzu và phải quay đầu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo Iran phạm 'sai lầm nghiêm trọng' và sẽ trả giá vì đã phóng tên lửa vào Israel, trong khi Tehran tuyên bố thực thi quyền tự vệ.
Bộ trưởng Quốc phòng Austin nhận định chiến dịch Kharkov của Nga đang chậm lại vì vấp phải phòng tuyến chắc chắn hơn và việc Mỹ 'nới vòng kim cô' cho Ukraine.
Nga đã ra quyết định ở cấp cao nhất về việc xóa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Lực lượng Kataib Hezbollah ở Iraq tuyên bố nối lại các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ đồn trú trong khu vực, ám chỉ họ đã tập kích căn cứ Mỹ ở Syria.
Một tàu chở dầu treo cờ Philippines chở 1,4 triệu lít dầu nhiên liệu công nghiệp đã bị lật và chìm ở vùng biển ngoài khơi Manila hôm nay 25-7.
Trung Quốc muốn Iran giúp hạn chế các đợt tập kích của Houthi ở Biển Đỏ, lưu ý quan hệ thương mại giữa hai nước có thể bị tổn hại, theo nguồn tin từ Tehran.