Sáng 3/9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố cuộc tập trận mô phỏng tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật được tiến hành vào rạng sáng 2/9 nhằm cảnh báo kẻ thù về mối nguy hiểm thực sự của chiến tranh hạt nhân.
Nhà tài phiệt hàng đầu Ukraine bị bắt với cáo buộc gian lận và rửa tiền |
Một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. (Nguồn: AFP) |
Theo KCNA, một đơn vị trang bị tên lửa hành trình chiến lược của Quân đội Nhân dân Triều Tiên ở khu vực phía Tây nước này đã tiến hành các hoạt động quân sự liên quan.
KCNA lưu ý trước cuộc tập trận, đã có cuộc kiểm tra các quy trình xác thực lệnh tấn công và tình trạng hoạt động bình thường của các thiết bị kỹ thuật và cơ khí.
Tin liên quan |
Triều Tiên phóng tên lửa trong hai tuần liên tiếp, Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả Triều Tiên phóng tên lửa trong hai tuần liên tiếp, Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả 'áp đảo' |
Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình chiến lược tầm xa có gắn đầu đạn "hạt nhân giả" trong môi trường chiến tranh thực tế theo các thủ tục phê duyệt phóng nhanh.
Tuyên bố cho hay tiểu đơn vị tên lửa tham gia tập trận đã phóng các tên lửa hành trình chiến lược tầm xa này từ cửa sông Chongchon ra vùng biển phía Tây bán đảo Triều Tiên.
Đơn vị này đã thực hiện thành công nhiệm vụ tấn công khi đảm bảo các tên lửa bay dọc theo đường bay kiểu "số 8" mô phỏng quãng đường 1.500 km trong 7.672-7.681 giây tương ứng và đầu đạn "hạt nhân giả" của những tên lửa này phát nổ ở độ cao thiết lập từ trước là 150m trên bầu trời hòn đảo mục tiêu.
KCNA nêu rõ Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) đã ra lệnh tiến hành cuộc tập trận quân sự này để thể hiện đầy đủ ý chí và khả năng hành động của Triều Tiên.
Ngày 15/9, ông Alexander Prokudin - người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự tỉnh Kherson do chính quyền Ukraine bổ nhiệm thông báo, các gia đình có trẻ em ở khu vực bắt buộc phải sơ tán trong thời gian này.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo một oanh tạc cơ chiến thuật Tu-22M3 rơi tại vùng Stavropol ở miền nam nước này do lỗi kỹ thuật.
Lima, thủ đô của Peru trở thành tâm điểm chú ý quốc tế khi đăng cai Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Tổng thống Pháp Macron chỉ trích Nga có giọng điệu 'kỳ quái và đe dọa', sau cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Lực lượng tên lửa Nga tuyên bố thực hiện diễn tập tại quần đảo Kurils đang tranh chấp với Nhật Bản. Cùng ngày, Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga với nghi vấn gián điệp.
Ngày 14/1 tại Cairo, Đại sứ Nguyễn Huy Dũng đã tham dự phiên họp thường kỳ của Ủy ban ASEAN tại Cairo (ACC) được tổ chức trọng thể dưới sự chủ trì của Đại sứ Campuchia Uk Sarun, Chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban.
Giáo hoàng Francis cho hay khi qua đời, ông muốn tang lễ được tổ chức đơn giản và ông sẽ được chôn cất bên ngoài Tòa Thánh Vatican.
Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử đối ngoại của Indonesia từ sau khi giành độc lập vào năm 1945 đến nay, trải qua mỗi giai đoạn lịch sử và tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện trong nước, Indonesia có ưu tiên khác nhau trong chính sách đối ngoại.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ hai tài liệu tình báo mô tả quá trình chuẩn bị tấn công trả đũa Iran của Israel.