Để đáp trả nghị quyết của IMO, Triều Tiên ám chỉ rằng Bình Nhưỡng có thể từ bỏ cơ chế thông báo trước cho cơ quan này về những vụ phóng vệ tinh trong tương lai.
(05.31) Một màn hình TV tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc trình chiếu thông tin liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 29/5. (Nguồn: Yonhap) |
Một màn hình TV tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc trình chiếu thông tin liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 29/5. (Nguồn: Yonhap) |
Theo thông cáo báo chí của người phát ngôn Ủy ban Hàng hải Triều Tiên ngày 8/6, nước này “bác bỏ và không bao giờ công nhận” nghị quyết mới đây của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) lên án các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn nội dung thông cáo nêu rõ Bình Nhưỡng cho rằng nghị quyết của IMO là “không công bằng và hợp pháp”, đồng thời yêu cầu cơ quan này phản ánh lập trường của Triều Tiên trong tài liệu chính thức mới nhất.
Tuần trước, IMO đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, sau vụ phóng vệ tinh do thám của Bình Nhưỡng hôm 31/5.
Tin liên quan |
'Nóng mặt' vì các cuộc tập trận liên tiếp của Mỹ-Hàn, Triều Tiên cảnh báo về 'thùng thuốc nổ' |
Quan chức Triều Tiên cho rằng IMO đã tuyên bố nước này không bắt buộc phải thông báo cho cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) về kế hoạch phóng vệ tinh, khi cảnh báo hàng hải được gửi trực tiếp đến các tàu thông qua hệ thống cảnh báo hàng hải thế giới, trong trường hợp xảy ra một vụ phóng vệ tinh.
Người phát ngôn Ủy ban Hàng hải Triều Tiên bày tỏ: “Do đó, chúng tôi rất lấy làm tiếc và không hài lòng trước thái độ không kiên định của tổ chức này”.
Triều Tiên đã thông báo cho phía Nhật Bản và IMO về kế hoạch phóng vệ tinh từ ngày 31/5 đến ngày 11/6.
Để đáp trả nghị quyết của IMO, Triều Tiên ám chỉ rằng Bình Nhưỡng có thể từ bỏ cơ chế thông báo trước cho cơ quan này về những vụ phóng vệ tinh trong tương lai.
Trong cuộc mít tinh đầu tiên sau vụ ám sát hụt, ông Trump mời một khán giả lên sân khấu và nói đùa với lực lượng an ninh rằng họ không cần lo lắng vì người này không mang theo súng.
Một con chó Bắc Kinh từng có giá trị bằng cả gia tài khi cơn sốt giống chó cảnh này lên tới đỉnh điểm ở Anh thế kỷ 19, 20.
Tranh chấp khu vực đền Preah Vihear vẫn là một điểm nóng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á, Thái Lan và Campuchia.
Một người đàn ông Triều Tiên đã vượt biên giới trên biển thực tế ở phía tây để đào tẩu đến Hàn Quốc trên một chiếc thuyền gỗ.
Hàng trăm người chen lấn bên ngoài văn phòng hộ chiếu ở Myanmar khiến hai người chết trong bối cảnh nhiều người tìm cách rời đất nước tránh nhập ngũ.
Ngoại trưởng Libya bị đình chỉ chức vụ và bị điều tra sau khi gặp người đồng cấp Israel ở Rome, dù hai nước không có quan hệ chính thức.
Giới chức Estonia nói biên phòng Nga đã gỡ phao định vị trên sông Narva ở biên giới giữa hai nước và đề nghị Moskva giải thích.
Ngày 10/7, Đại sứ Nga tại Libya Aydar Aganin khẳng định, hiện đang tiềm ẩn nguy cơ vũ khí chuyển cho Ukraine xuất hiện trên khắp châu Phi, trong khi Libya là một hành lang trung chuyển 'trong thời kỳ vô chính phủ và hỗn loạn'.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh Israel có nguy cơ 'thất bại chiến lược' ở Dải Gaza nếu không nỗ lực bảo vệ dân thường Palestine.