Hàng trăm người chen lấn bên ngoài văn phòng hộ chiếu ở Myanmar khiến hai người chết trong bối cảnh nhiều người tìm cách rời đất nước tránh nhập ngũ.
"Có một con mương gần nơi đám đông tập trung. Hai nạn nhân rơi xuống mương và thiệt mạng", nhân viên cứu hộ Myanmar cho biết ngày 19/2.
Nạn nhân là hai phụ nữ ở độ tuổi 52 và 39. Họ thiệt mạng khi đứng xếp hàng cùng hàng trăm người đang đổ xô về văn phòng cấp hộ chiếu ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar.
Đám đông chen lấn cũng khiến một phụ nữ bị thương nhẹ. Theo giới chức, ba người phụ nữ đều đang bán số thứ tự xếp hàng khi xảy ra sự việc.
Tuần trước, hàng trăm người cũng xếp hàng bên ngoài văn phòng cấp hộ chiếu Myanmar ở Mandalay. Hàng nghìn người Myanmar cuối tuần trước đợi bên ngoài đại sứ quán Thái Lan ở Yangon để xin visa rời đất nước.
Lượng người xin hộ chiếu và visa rời Myanmar tăng bất thường sau khi quân đội nước này tuần trước thông báo sẽ thi hành luật nghĩa vụ quân sự nhân dân, cho phép gọi nhập ngũ tất cả nam giới 18-35 tuổi và nữ giới 18-27 tuổi trong thời gian ít nhất hai năm.
Khi thông tin về chế độ nghĩa vụ quân sự chưa rõ ràng, nhiều người trẻ trong diện có thể gọi nhập ngũ chỉ thấy thêm lo lắng và tìm cách mau chóng rời đi.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun nói thực thi nghĩa vụ quân sự là cần thiết trong thời điểm này, khi quân đội đang đối đầu các nhóm nổi dậy vũ trang.
Tướng Zaw Min Tun cho biết khoảng 13 triệu người Myanmar sẽ đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ, dù quân đội nước này chỉ có khả năng huấn luyện khoảng 50.000 người mỗi năm.
Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối mặt thử thách lớn nhất từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2021. Các nhóm phiến quân từ cuối năm ngoái tăng tấn công quân đội Myanmar và đã kiểm soát nhiều thị trấn cùng căn cứ quân sự, trong đó những địa điểm gần biên giới với Trung Quốc.
Tình hình xung đột gần đây dịu đi sau khi quân đội Myanmar và Liên minh Huynh đệ gồm ba nhóm vũ trang ở miền bắc tháng trước thông báo ngừng bắn theo thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, mang đầu đạn siêu vượt âm được coi là át chủ bài để Triều Tiên đe dọa căn cứ chiến lược Mỹ tại Guam.
Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU).
Kể từ năm 1848, truyền thông của Mỹ đã bắt đầu 'cướp cò' công bố người chiến thắng trong các cuộc bầu cử liên bang. Đây là một truyền thống báo chí vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Đó là chia sẻ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kazan (Nga).
Theo tướng Apty Alaudinov, chỉ huy đội phản ứng nhanh 'Akhmat' thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga, chiến sự tại tỉnh Kursk sẽ kết thúc trong vòng 2-3 tháng tới với chiến thắng thuộc về nước này.
Ngày 5/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tuyên bố, cuộc đàm phán trực tiếp giữa nước này với Mỹ về các vấn đề khu vực là không cần thiết.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/3.
Các cuộc tấn công 'ăn miếng trả miếng' giữa Israel và Hezbollah mới đây làm dấy lên lo ngại về sự đe dọa đối với an ninh và ổn định trong khu vực.
Yonhap đưa tin, ngày 21/1, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã đưa ra nhận định về vụ thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước mới nhất của Triều Tiên.