Ngày 15/1, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành tập trận không quân chung có sự tham gia của ít nhất một máy bay ném bom B-1B.
![]() |
Bức ảnh chụp ngày 3/11/2024, trong một cuộc tập trận chung của Mỹ-Nhật-Hàn trên vùng biển phía Đông đảo Jeju của Hàn Quốc. |
Theo hãng thông tấn Yonhap, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, cuộc tập trận ba bên đầu tiên trong năm nay còn có sự tham gia của các máy bay tiêm kích F-15K của Hàn Quốc và F-2 của Nhật Bản.
Tin liên quan |
![]() |
Bộ trên cho biết, cuộc tập trận mới nhất này được tổ chức nhằm tăng cường khả năng răn đe và đối phó chung với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng phát triển của Triều Tiên như vụ phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mà Bình Nhưỡng tuyên bố thực hiện đầu tháng này.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố: "Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác để cùng răn đe và đối phó với các mối đe dọa, đồng thời tiếp tục mở rộng các cuộc tập trận ba bên dựa trên sự hợp tác chặt chẽ".
Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm vào ngày 6/1, tiếp theo là vụ phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ngày 14/1. Cả hai vụ thử tên lửa đều diễn ra vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến vào ngày 20/1.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đưa tin về vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 6/1, tuy nhiên, cho đến nay, cả hãng thông tấn Trung ương nước này (KCNA) và nhật báo Rodong Sinmun vẫn giữ im lặng và không đưa tin về vụ phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) ngày hôm qua, 14/1.
Hôm 14/1, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, đã phát hiện các tên lửa được phóng vào khoảng 9h30 sáng (giờ địa phương, 7h30 sáng cùng ngày giờ Việt Nam) từ khu vực Ganggye thuộc tỉnh Jagang của Triều Tiên, bay khoảng 250 km trước khi rơi xuống biển.
Triều Tiên hiếm khi không đưa tin về vụ phóng SRBM. Việc lần này làm dấy lên suy đoán rằng đây là một cuộc tập trận thường lệ, ít tập trung vào việc tuyên truyền.
Ngày 16/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal, trong bối cảnh quốc gia này vẫn bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện) gần đây.
Nhân viên nhà tang lễ ở Nebraska đang chuẩn bị đám tang cho bà Constance Glantz, 74 tuổi, thì hoảng hốt phát hiện cụ vẫn còn thở.
Hệ thống đường sắt cao tốc Pháp bị gián đoạn vì loạt cuộc phá hoại ngay sát giờ khai mạc Olympic, khiến hơn 800.000 người bị ảnh hưởng.
Quan chức Nga tuyên bố nước này đã khép vây và chia đôi vùng kiểm soát của Ukraine ở Velyka Novosilka, thị trấn chiến lược trong phòng tuyến ở Donetsk.
Ngày 25/5, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry tái khẳng định vai trò quan trọng của các nước Arab trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Trước khi bị một nhà văn 71 tuổi bắn, Thủ tướng Fico là chính trị gia nổi bật nhất Slovakia, thậm chí 'không có đối thủ' trên chính trường nước này.
Mohamed Amra, tội phạm 30 tuổi được giải thoát trong vụ nhóm tay súng phục kích xe tù, liên quan đến nhiều hoạt động bạo lực, bắt cóc và buôn ma túy.
Giận dữ, mệt mỏi và kiệt sức là tâm trạng phổ biến của nhiều người Ukraine, đặc biệt là binh sĩ ở tiền tuyến, sau hai năm chiến sự với Nga.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 29/1 đã thu hồi quyền bảo vệ an ninh cá nhân và quyền tiếp cận thông tin an ninh của cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Lục quân đã nghỉ hưu Mark Milley.