Hơn 20 tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi sẽ triển lãm tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế), cuối tháng 3.
Sự kiện có tên Trời, non, nước, diễn ra trong hai tuần từ ngày 25/3, đánh dấu lần thứ hai tranh vua Hàm Nghi được trưng bày trong nước. So với lần đầu ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tháng 11/2024, triển lãm có quy mô lớn hơn, với hơn 20 bức từ 10 bộ sưu tập tư nhân. Theo nhà tổ chức, chương trình mang tính phi thương mại (không giao dịch tranh), mở cửa cho các du khách tham quan. Các tác phẩm được thẩm định, bảo quản và phục chế bởi các chuyên gia đầu ngành.
Ông Ace Lê - đồng giám tuyển - cho biết vua Hàm Nghi là một trong hai họa sĩ Việt đầu tiên (cùng Lê Văn Miến) được đào tạo sáng tác theo phương pháp hàn lâm Tây phương, đóng vai trò tiên phong của mỹ thuật hiện đại trong nước. "Tranh của ông là sự kết hợp giữa tài năng hội họa và tình yêu đất nước, nơi ông gửi gắm nỗi nhớ quê hương lẫn sự phản kháng ngầm trước những áp bức, trong thời gian bị Pháp lưu đày", Ace Lê nói.
Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm của vua - đồng giám tuyển. Bà là người đầu tiên tổ chức triển lãm tranh ông tại Pháp tháng 5/2022, đồng thời góp phần giúp hồi hương các tác phẩm của cựu hoàng, như bức Hồ trên dãy núi Alps.
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đơn vị phối hợp tổ chức - cho biết việc trưng bày, giới thiệu những tác phẩm của vua Hàm Nghi góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của đất nước, từ đó có ý thức bảo tồn di sản. Sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian Huế đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia, kết hợp festival thành phố và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh (26/3/1975 - 26/3/2025).
Vua Hàm Nghi (1871-1944) có tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, khi mới 13 tuổi. Ông là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Năm 1888, vua bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô Algérie). Ông qua đời vào năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày.
Tài năng hội họa của vua được khai phá trong thời gian bị lưu đày. Suốt sự nghiệp mỹ thuật, vua từng thực hiện ba triển lãm: tại Musée Guimet (tháng 6/1904), Galerie Mantelet (tháng 11/1911), Galerie Mantelet - Colette Weil (tháng 11/1926). Ông coi nghệ thuật như thú vui riêng, giúp quên đi thực tại bị phế truất. Theo Asian Art, vua không tìm kiếm sự công nhận từ công chúng, ít quan tâm đến việc ký tên, ghi ngày tháng cho tác phẩm. Vua Hàm Nghi chưa bao giờ bán tác phẩm nào của mình.
Mai Nhật
Theo nội dung báo cáo do lãnh đạo Văn phòng UBND TP Huế cung cấp, sau khi xảy ra việc ngai vua triều Nguyễn bị phá hoại, UBND TP Huế chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hoá và Thể thao khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá công tác đảm bảo an ninh, quy trình bảo quản, trưng bày các hiện vật, cổ vật... Đặc biệt là các bảo vật Quốc gia tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đồng thời, lãnh đạo TP Huế yêu cầu Trung tâm xây...
Nhiều ca sĩ tham gia Anh trai say hi, Em xinh say hi từng học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Sau 20 ngày đăng quang, Hoa hậu Hà Trúc Linh có chuyến trở về quê nhà Đắk Lắk vào ngày 17/7. Cô có lịch trình dày đặc ở Đắk Lắk trong hai ngày 18 và 19/7 trước khi bước vào các hoạt động tiếp theo trong nhiệm kỳ.
Paramount Global đạt được thỏa thuận dàn xếp trị giá 16 triệu USD với Tổng thống Donald Trump liên quan đến vụ kiện trị giá 20 tỷ USD chống lại CBS News. Phóng viên đài truyền hình Mỹ tỏ ra thất vọng trước sự thỏa hiệp của hãng truyền thông trước áp lực chính trị.
3 ngày sau đăng quang, top 3 Hoa hậu Việt Nam 2024 có mặt ở Hà Nội tham gia hoạt động đầu tiên. Hoa hậu Hà Trúc Linh, Á hậu Trần Ngọc Châu Anh, Á hậu Nguyễn Thị Vân Nhi khoe vẻ tươi trẻ, rạng rỡ dù trải qua lịch trình dày đặc.
Hoắc Kiến Hoa nhận nhiều lời khen về ngoại hình, tính cách thân thiện khi bị bắt gặp đi ăn lẩu cùng bạn bè ở Đài Loan (Trung Quốc).
Giữa những tranh cãi, chỉ số cá nhân của Triệu Lệ Dĩnh đứng thứ 2 trên hệ thống Wechat.
'Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng' khắc họa hình ảnh học viên ăn cơm độn sắn, măng, tập viết phóng sự giữa núi rừng Việt Bắc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một chiếc đèn dầu hỏa, là món quà do thanh niên miền Nam gửi tặng.