Trao học bổng Tiếp sức đến trường: Những ước mơ được viết tiếp

11:40 05/10/2023

Sáng nay, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ được diễn ra tại Trường Đại học Vinh (thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đây là điểm trao thứ hai trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2023 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 568 của báo Tuổi Trẻ.

Tham dự buổi lễ trao học bổng có đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, thầy cô các trường đại học - cao đẳng trên địa bàn 4 tỉnh Bắc Trung bộ.

Dù 9h chương trình mới diễn ra nhưng từ sớm, nhiều phụ huynh các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã cùng con tới Trường ĐH Vinh để nhận học bổng Tiếp sức đến trường.

Tiết mục múa Hương sen quê Bác do Nhóm múa Đoàn trường ĐH Vinh biểu diễn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngồi dưới khán phòng, bà Trần Mỹ Xuân - 45 tuổi, ngụ xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh - mẹ của tân sinh viên Đặng Thị Sen không giấu được niềm xúc động khi biết tin con mình được nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Nhiều năm qua, một mình bà Xuân gồng gánh nuôi con.

TIN LIÊN QUAN
  • Chuyện kể của 20 năm Tiếp sức đến trường

  • Tiếp sức đến trường: 20 mùa vượt khó cùng tân sinh viên Quảng Trị

Trong một lần sửa lại ngôi nhà cũ dột nát, bà Xuân không may gặp tai nạn, mất sức lao động. Hai mẹ con bà Xuân sống dựa vào mấy sào ruộng khoán, mùa được mùa mất. Ngày nghe con báo tin vào ĐH Y khoa Huế, hai mẹ con trăn trở nhiều nỗi lo canh cánh "Lấy đâu ra tiền để Sen nhập học?".

Gạt nước mắt, Sen bảo mẹ: "Hay con nghỉ học, đi làm thêm kiếm tiền phụ mẹ". Không để con đứt đoạn việc học hành, bà Sen vay mượn ít tiền làm lộ phí cho con bước vào giảng đường.

"Học phí kỳ đầu của Sen, gia đình đang xin nhà trường tạm hoãn. Bây giờ có suất học bổng này thật kịp thời", bà Sen bày tỏ.

Khó khăn đến mấy cũng không bỏ cuộc

Cả khán phòng lễ trao học bổng như lắng xuống khi xem đoạn phim về nghị lực vượt lên nghịch cảnh của hai bạn tân sinh viên Lê Trung Chiến - xã Thọ Lập, huyện Thanh Xuân (Thanh Hóa) và Thái Thị Thu Trang - xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Trong ký ức của Lê Trung Chiến không có hình ảnh của cha. Khi mới mới 6 tháng tuổi, mẹ bế Chiến về gửi ông bà ngoại rồi đi vào miền Nam làm công nhân. Không lâu sau, mẹ Chiến đi bước nữa, nhưng cuộc sống rất khó khăn.

Thiếu vắng hơi ấm cha, mẹ từ lúc còn đỏ hỏn, Chiến lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại. Tuổi đi học, nhìn các bạn ai cũng có cha mẹ bên cạnh, Chiến buồn tủi. Năm 2016, mẹ Chiến qua đời do căn bệnh ung thư quái ác.

Số phận một lần nữa thử thách chàng trai mồ côi khi ông ngoại đột ngột bị tai biến, liệt nửa người - Ảnh: DOÃN HÒA

Chiến chưa kịp trưởng thành, báo hiếu ông bà thì bà ngoại của Chiến cũng sang bên kia thế giới vì bệnh hiểm nghèo. Số phận một lần nữa thử thách chàng trai mồ côi khi ông ngoại đột ngột bị tai biến, liệt nửa người.

Mấy năm qua, hai ông cháu nương tựa nhau sống, dựa vào nguồn trợ cấp dành cho người khuyết tật và mồ côi. Ngày cháu báo tin đỗ ngành Chính trị học, Trường ĐH Vinh, ông Vũ Văn Tịch - ông ngoại Chiến năm nay đã 70 tuổi trăn trở nhiều nỗi âu lo.

Hành trang Chiến đến giảng đường chỉ có vài bộ quần áo cũ cùng ít lộ phí được ông ngoại dành dụm. Biết gia cảnh nghèo khó của cậu học trò giàu ý chí, một chủ trọ ở TP Vinh cho Chiến ở trọ miễn phí. Lần đầu xuống phố thị ở trọ tự lập, Chiến học cách tiết kiệm chi tiêu và kiếm việc làm thêm để có chi phí trang trải những ngày tháng sinh viên.

"Lúc bà ngoại qua đời là khoảng thời gian em cô đơn và buồn nhất. Trước khi đi xa, bà dặn em dù khó khăn đến mấy cũng không được bỏ cuộc. Điều em lo lắng nhất bây giờ là mình đi học xa nhà, ông ngoại ở quê đã già yếu", Chiến tâm sự.

Hằng ngày, ngoài thời gian học, Thu Trang (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An) phụ mẹ nuôi đàn heo, đàn gà lấy tiền ăn học, chữa bệnh cho cha - Ảnh: DOÃN HÒA

Gần 5 năm nay, những bệnh nhân chạy thận ở khoa Chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Quân y Quân khu 4 đã quá quen thuộc với hình ảnh một cô học trò nhỏ vào chăm bố.

Ông Thái Bá Sáng - cha của bạn Thái Thị Thu Trang - từng là trụ cột chính của gia đình. Biến cố ập đến gia đình Trang khi ông Sáng đang đi làm thuê ở Hà Nội thì sức khỏe đột ngột suy yếu, cơ thể cứ dần sưng phù. Đến bệnh viện khám bệnh, ông được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu.

Kể từ đó, mỗi tuần ông Sáng phải đến bệnh viện chạy thận 3 lần. Chuyện mưu sinh nuôi ba đứa con ăn học đành phải để cho một mình người vợ gánh vác. Thời gian ông Sáng đi viện nhiều hơn ở nhà. Của cải tích góp trong nhà cứ thế lần lượt đội nón ra đi.

Trước hoàn cảnh gia đình, Trang càng thêm sự rắn rỏi và không ngừng nỗ lực trong việc học. Ngoài thời gian học, Trang còn phụ giúp mẹ làm việc nhà, gom góp tiền từ đàn heo, đàn gà bán được để trang trải chuyện học hành và chữa bệnh cho cha.

Cánh cổng Trường Đại học Vinh mở ra. Phía trước còn cả chặng đường dài, Trang nói khó đến mấy cũng không sợ, nhưng sợ nhất vẫn là sức khỏe của cha.

Những lời căn dặn của cha bên giường bệnh "Chỉ có học mới thay đổi được đời mình" càng thôi thúc Trang đến giảng đường dù còn lắm gập ghềnh, chông gai phía trước. Như những bông hoa trước giông bão, Trang dặn lòng mình coi khó khăn là bàn đạp mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến với số phận.

Những tấm gương nghị lực

Chia sẻ tại lễ trao học bổng, ông Lê Kiên - phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc - cho biết hôm nay học bổng Tiếp sức đến trường đến với các bạn tân sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ - một dải đất gặp nhiều thiên tai mưa lũ, có nhiều hoàn cảnh tân sinh viên gặp hoàn cảnh éo le.

"Các em tân sinh viên vừa nhập học được một tháng thì những ngày qua, đợt mưa lũ dồn dập gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, khiến các em thêm lo âu về gia đình, quê hương của mình. 86 bạn tân sinh viên nhận học bổng hôm nay là những tấm gương nghị lực vượt khó đến giảng đường", ông Kiên nói.

Nhắn gửi phần học bổng Tiếp sức đến trường hôm nay là bước đệm trong năm học đầu tiên, ông Kiên mong muốn các bạn tân sinh viên cố gắng học tập, kiếm công việc làm thêm để tự chủ cuộc sống của mình trong hành trình tìm tri thức, thay đổi cuộc đời và có nhiều đóng góp cho xã hội.

"Chúng tôi cũng cảm ơn những nhà tài trợ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn vẫn dành những nguồn tài trợ động viên, hỗ trợ, đồng hành cùng các bạn tân sinh viên đến giảng đường", ông Kiên bày tỏ.

Ông Võ Văn Phu - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, đại diện cho Quỹ "Đồng hành nhà nông" - cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã làm "cầu nối" giữa những nhà hảo tâm đồng hành với các bạn tân sinh viên.

"20 mùa Tiếp sức đến trường - mỗi mùa đi qua, chúng tôi đều được biết đến tấm gương của các bạn tân sinh viên nghèo vượt khó. Có bạn mồ côi cha mẹ, người thân đau yếu nhưng chúng tôi thấy ở các bạn nghị lực vượt khó đến trường, khát khao thay đổi đời mình.

Tuy giá trị học bổng không lớn nhưng chúng tôi mong học bổng này sẽ mang lại cho các bạn động lực, niềm tin để các bạn vững bước vào đời. Khi các bạn thành công hãy nhớ về học bổng ngày hôm nay, quay lại giúp các đàn em khó khăn đi sau", ông Phu bày tỏ.

Xúc động khi lắng nghe hoàn cảnh các bạn sinh viên tại lễ trao học bổng, anh Lê Văn Lương - bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An - chia sẻ mỗi mùa thi đi qua, phía tỉnh đoàn nhận được nhiều hồ sơ các bạn tân sinh viên nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Có bạn phải tạm gác lại ước mơ đến giảng đường.

"Những năm qua, báo Tuổi Trẻ dành rất nhiều chương trình hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên xứ Nghệ, trong đó nổi bật là học bổng Tiếp sức đến trường. Dù kinh tế có khăn nhưng chúng tôi được biết các nhà tài trợ, báo Tuổi Trẻ vẫn dành số suất và giá trị học bổng tăng theo mỗi năm. Đây là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm nghị lực cho các bạn", anh Lương nói.

Giao lưu với các bạn tân sinh viên tại lễ trao học bổng, chị Lê Thị Hạnh - quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh - nói rằng chị may mắn nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ vào năm 2015. Năm 2014, chị Hạnh thi đậu vào Trường đại học Kinh tế Quốc dân nhưng chị quyết định dừng việc học, đi làm thêm khi nhìn vào những khoản đóng góp trong 4 năm học và sinh hoạt phí nơi thủ đô đắt đỏ.

"Suất học bổng ngày đó đã giúp tôi trang trải học phí và sinh hoạt phí trong kỳ học đầu đại học. Sau 6 năm học, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, tôi đã có được một công việc ổn định tại Trung tâm Y tế huyện Can Lộc. Tôi mong các bạn sẽ trân trọng cơ hội mà học bổng mang lại, sử dụng học bổng một cách có hiệu quả ra trường giúp ích cho gia đình và xã hội", chị Hạnh gửi gắm.

Hơn 1,3 tỉ đồng học bổng cho tân sinh viên Bắc Trung Bộ

Với tổng kinh phí chương trình hơn 1,3 tỉ đồng, chương trình sẽ trao mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt và suất đặc biệt 50 triệu đồng suốt 4 năm học do Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ.

Trong đó, chương trình trao hai suất đặc biệt 50 triệu đồng/suất cho hai em tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên, 4 tân sinh viên khó khăn còn thiếu thiết bị học tập sẽ được trao 4 laptop (Trong đó, Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 3 laptop, Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT hỗ trợ 1 laptop).

Đồ họa: SONG UYÊN
Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm
Nghề gõ sầu riêng

Nghề gõ sầu riêng

08:20 16/05/2024

Trèo cây, gõ quả sầu riêng để kiểm tra tuổi thu hoạch có thể mang lại cho những thợ gõ 50-100 triệu đồng mỗi tháng, song không phải ai cũng làm được.

Linh Rin ăn đủ món hải sản ngâm tương ở Hàn Quốc

Linh Rin ăn đủ món hải sản ngâm tương ở Hàn Quốc

04:20 02/06/2024

Linh Rin ghé nhà hàng cua ngâm tương nổi tiếng ở Seoul, ăn 'sạch bách' nhiều món trong menu.

60 du khách ngộ độc nghi do ăn cơm gà ở Nha Trang

60 du khách ngộ độc nghi do ăn cơm gà ở Nha Trang

09:30 14/03/2024

Sở Y tế ghi nhận 60 người ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn cơm gà tại một tiệm ở đường Bà Triệu, TP Nha Trang.

Mong người anh thương nhẹ nhàng và nữ tính

Mong người anh thương nhẹ nhàng và nữ tính

04:20 19/07/2024

Anh vừa bước qua tuổi 33, tính cách vui vẻ và sống khá tình cảm, làm công việc văn phòng ổn định và làm việc tại TP HCM.

'Đi dự đại hội để làm gì, đóng góp gì?'

'Đi dự đại hội để làm gì, đóng góp gì?'

06:10 16/12/2023

'Đi dự đại hội để làm gì, đóng góp gì?' - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc nêu câu hỏi đó cũng là gửi gắm đến 140 đại biểu TP.HCM dự Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần XI sắp tới.

Điểm nhấn tình nguyện Tháng Thanh niên vì cộng đồng của tuổi trẻ Hải Phòng

Điểm nhấn tình nguyện Tháng Thanh niên vì cộng đồng của tuổi trẻ Hải Phòng

12:50 01/04/2024

Cao điểm tình nguyện Tháng Thanh niên 2024, các cấp bộ Đoàn tại Hải Phòng đã phối hợp với các cấp chính quyền tham gia tình nguyện với nhiều hoạt động: xây dựng nhà khăn quàng đỏ, nhà nhân ái; xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ thanh thiếu nhi học tập, khởi nghiệp; bảo vệ môi trường... góp phần vào xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp.

Phái nữ thủ dâm có gây rối loạn tình dục?

Phái nữ thủ dâm có gây rối loạn tình dục?

16:20 24/10/2023

Phụ nữ thủ dâm có ảnh hưởng đến đời sống chăn gối sau này hay gây rối loạn tình dục không? (Thùy Linh, 23 tuổi, Đăk Lăk)

Khi trẻ em muốn lên tiếng

Khi trẻ em muốn lên tiếng

10:00 01/06/2024

Hôm nay, đúng Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, lãnh đạo TP.HCM sẽ cùng gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi. Chương trình này được tổ chức định kỳ mỗi năm song luôn nhận được nhiều ý kiến, đề xuất và cũng được giải quyết kịp thời.

Bạn trẻ TPHCM sôi nổi tham gia sự kiện Giờ Trái đất 2023

Bạn trẻ TPHCM sôi nổi tham gia sự kiện Giờ Trái đất 2023

13:00 26/03/2023

Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà cùng các ca sĩ, người nổi tiếng đã truyền tải nhiều thông điệp và kêu gọi mỗi người chung tay giữ gìn, bảo vệ mẹ thiên nhiên... tại chương trình hưởng ứng sự kiện tắt đèn Giờ Trái đất 2023 do Thành Đoàn TPHCM tổ chức tối 25/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra