Nghề gõ sầu riêng

08:20 16/05/2024

Trèo cây, gõ quả sầu riêng để kiểm tra tuổi thu hoạch có thể mang lại cho những thợ gõ 50-100 triệu đồng mỗi tháng, song không phải ai cũng làm được.

6h sáng, Nguyễn Trọng Tấn cùng 13 người trong đội đổ bộ vào vườn sầu riêng rộng hơn một hecta ở Kế Sách, Sóc Trăng. Trong khi những thợ phụ đeo găng tay, chàng thợ chính 25 tuổi đã leo lên cây, dùng cán dao gõ vào từng quả trong tầm với.

Tay phải Tấn giữ cành, tay trái vừa giữ cuống rồi bấm con dao nhỏ để cắt. "Đỡ nè", Tấn nói, rồi thả quả sầu xuống. Dưới gốc, một thợ phụ (thợ chụp) giơ giỏ lên hứng. Mấy phút sau hơn 20 trái sầu riêng hoàng kim (giống Musang King nổi tiếng của Malaysia) đã nằm im dưới gốc.

Sầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, mang cơ hội thành tỷ phú cho người trồng và giúp cả những người làm dịch vụ trong ngành này đổi đời. Những thợ gõ sầu như Tấn được trả lương cao nhất và luôn được săn đón.

Tấn thường được chủ vựa, thương lái, đôi khi là các nhà vườn thuê để xác định quả đủ độ tuổi thu hoạch, phân loại hay xác định các lỗi bên trong ví dụ bị cháy cơm, không múi, vỏ dày. Chính vì thế vai trò của những người này rất quan trọng, nếu họ làm không chuẩn sẽ khiến chủ vườn chịu tổn thất lớn.

Sinh ra ở thủ phủ sầu riêng Cai Lậy, Tiền Giang, nên từ nhỏ Trọng Tấn đã thích trở thành một thợ gõ. Năm 18 tuổi, anh đi theo những đàn anh làm nghề trong vùng để được truyền dạy và đúc kết thêm kinh nghiệm.

Hai năm nay, Tấn đứng ra tập hợp các anh em thành một đội 14 thành viên. Một nửa làm thợ gõ, một nửa làm thợ chụp, cùng nhau đi làm khắp các tỉnh.

Hiện một thợ gõ được trả công khoảng 2 triệu đồng một ngày. Đội của Tấn nhận làm khoán, thời gian làm việc không cố định, cường độ gấp, đồng nghĩa thu nhập cũng cao hơn. "Có lần ở Đăk Lăk, trong một ngày đội của tôi cắt được 30 tấn, tương đương 60 triệu đồng", chàng trai cho biết. Trung bình một tháng trừ chi phí, Tấn vẫn tiết kiệm được 50 triệu đồng.

Thu nhập cao nhưng không phải ai cũng làm được. Có hàng chục giống sầu riêng, mỗi loại có vẻ ngoài khác nhau, mỗi nhà vườn có một cách vào phân thuốc khác nhau, rồi nắng mưa, hạn hán tác động đòi hỏi người thợ phải rất am hiểu.

Đầu tiên, Tấn sẽ hỏi chủ vườn thời gian từ lúc đậu quả đến nay được bao nhiêu ngày bởi có giống thu hoạch được ở 90 ngày, các giống khác lại cần 110 đến 120 ngày. Tiếp đó anh quan sát cuống, màu của vỏ và gai. Thông thường màu vỏ hơi sậm, gai nhăn nhúm là đã đủ độ cắt.

Yếu tố tiên quyết là kỹ thuật gõ sầu. Tấn dùng cán dao gõ vào phần phình lên của quả. Nếu phát ra âm thanh bộp bộp, có cảm giác như bên trong rỗng thì sẽ cắt được. Ngược lại âm thanh nhỏ, nặng, chắc là còn non.

Ba năm theo nghề thợ gõ, Nguyễn Công Thành, 32 tuổi, cho biết việc gõ để xác định quả chín hay còn xanh khá dễ nhưng gõ để biết quả đã già, cận già hay non già rất khó. Thông thường cơm sầu xuất khẩu cắt ở độ 7,5-8 tuổi, cơm bán trong nước cắt lúc 8-9 tuổi, loại chín (10 tuổi) sẽ khó vận chuyển đi bán được.

"Năm nay các nhà vườn trồng giống sầu Ri6 'hành hạ' chúng tôi rất nhiều, vì gõ rất vào dao, nhưng bổ ra cơm còn non. Nguyên nhân do trình trạng thiếu nước, rụng lá khiến độ chín của cơm không theo các quy tắc thông thường", chàng trai quê Tiền Giang cho hay.

Thu nhập đáng mơ ước nhưng người thợ gõ có thể phải đền cả tháng lương vì làm sai. Những trái sầu riêng non sẽ khiến thương lái bị lỗ nặng, người thợ cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm. Bởi vậy một số người chọn làm công nhật để không phải chịu rủi ro này. Còn đội làm khoán sẽ phải đền nếu tỷ lệ quả non vượt 2% (tức 20 kg trên một tấn).

"Thời gian đầu mới vào nghề có lần tôi đã phải đền 7 triệu đồng", thợ gõ Lê Thanh Bình, 29 tuổi, quê Tiền Giang cho biết.

Bình theo nghề độc lạ này từ 2021, sau khi bỏ lái xe tải. Anh có lợi thế thân hình nhỏ nhắn và học hỏi nhanh nên sau 6 tháng đã chuyển từ thợ chụp lên thợ gõ.

Chị Phan Thị Hồng Nhung, một chủ vựa ở Tiền Giang cho biết năm 2019 vựa của chị trả 25-30 triệu đồng một tháng cho thợ gõ, năm nay tiền công đã gần 50 triệu đồng. Nhà chị có khoảng 10 thợ gõ, làm nhiệm vụ phân loại ngay tại vựa, thi thoảng mới tới nhà vườn cắt. Những đội đi làm khoán có thể thu nhập cao hơn nữa.

Mới đây Đại học Tây Nguyên đã phát minh một loại máy có thể xác định quả sầu riêng đủ độ thu hoạch. Tuy nhiên chiếc máy này mới áp dụng được cho một giống và độ chính xác cũng chỉ tương đương một người thợ gõ. Một chủ vựa cho biết khả năng của chiếc máy vẫn chưa được kiểm chứng rộng rãi, nên vẫn tin dùng những người thợ có tay nghề hơn.

Trước đây thợ gõ làm nghề theo thời vụ, vài năm gần đây họ có việc quanh năm, bởi nông dân Việt Nam làm chủ được kỹ thuật cho ra trái chính vụ và nghịch vụ cùng với đó là diện tích trồng sầu riêng tăng khoảng 24,5% từ 2010 đến nay. Hiện toàn quốc có 131.000 ha sầu riêng, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tấn nói những năm trước đội của anh chỉ làm xung quanh quê Tiền Giang, hai năm nay họ đi khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Được vào vườn cây, nhìn ngắm những thành quả sau cả mùa chăm sóc và thu hái luôn mang đến cho người thợ cảm giác hạnh phúc. Trọng Tấn kể hồi cuối năm ngoái, đội của anh vào một khu vườn ở Đăk Nông có sản lượng ước tính 200 tấn. Vườn rộng đến mức phải bật Google Maps để không bị lạc. Vườn kết hợp làm du lịch nên được trồng sạch đẹp, khoa học, kỹ thuật tốt tạo ra quả đều tăm tắp. "Nhà vườn canh đúng ngày, mỗi cây cắt được 20-30 quả rất sướng tay", chàng trai nói.

Nhờ có tiếng trong nghề nên ngoài được các chủ vựa, thương lái khắp các nơi thuê, mỗi khi đến địa điểm mới đội của Tấn còn nhận được thêm "kèo" từ các chủ vườn hay chủ vựa khác. Nhờ đó thu nhập của các anh em trong đội cao đáng kể so với mặt bằng trung.

"Tuổi trẻ, được đi đây đó, có bạn bè ở khắp nơi là những trải nghiệm tuyệt vời của nghề khiến tôi thêm đam mê gắn bó", chàng trai 25 tuổi nói.

Tấn thuộc hàng trẻ nhất trong độ nhưng được anh em xem như đội trưởng. Ngoài thâm niên, mọi người khâm phục ở Tấn là gõ sầu có độ chính xác cao. Nhờ anh dẫn dắt, đội hầu như không phải đền.

"Nhiều khi chúng tôi nói Tấn có khả năng nhìn xuyên thấu bởi trong các trường hợp khó, cậu ấy vẫn đoán trúng. Thậm chí chỉ cần nhìn vườn, không cần gõ Tấn cũng xác định được ruột bên trong", Công Thành cho hay.

Bản thân Thành trước đây làm công nhân, sau đó về làm vườn sầu của gia đình, rồi bén duyên đi chụp và cắt sầu. "Chỉ cần 30 phút làm nghề này tôi có thu nhập bằng cả một ngày của công nhân", Thành nói.

Anh thêm yêu nghề khi công việc không ràng buộc thời gian, đi làm với đồng đội vui vẻ, hợp tính. Nhiều người chủ đặt xe, thuê homestay, khách sạn cho đội ở, đãi ăn ngon. Những chủ vựa có tiềm lực kinh tế thậm chí còn mua cả bảo hiểm cho thợ gõ.

"Nhiều khi có những áp lực phải chạy đua để cắt, hay bị những tai nạn nhưng nhìn thành quả của mình lại thấy thêm yêu nghề", Thành nói.

Video đội của Tấn thu hoạch sầu riêng và kinh nghiệm gõ sầu:

Phan Dương

Có thể bạn quan tâm
Điểm nhấn tình nguyện Tháng Thanh niên vì cộng đồng của tuổi trẻ Hải Phòng

Điểm nhấn tình nguyện Tháng Thanh niên vì cộng đồng của tuổi trẻ Hải Phòng

12:50 01/04/2024

Cao điểm tình nguyện Tháng Thanh niên 2024, các cấp bộ Đoàn tại Hải Phòng đã phối hợp với các cấp chính quyền tham gia tình nguyện với nhiều hoạt động: xây dựng nhà khăn quàng đỏ, nhà nhân ái; xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ thanh thiếu nhi học tập, khởi nghiệp; bảo vệ môi trường... góp phần vào xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp.

Phố cổ Hội An ngập lụt nhìn từ flycam

Phố cổ Hội An ngập lụt nhìn từ flycam

09:20 15/11/2023

Hội An nằm sát sông, ở hạ nguồn sông Thu Bồn nên cư dân ở đây từ lâu đã xem việc sinh hoạt, buôn bán trong lũ là điều bình thường.

Đẩy mạnh chuyển đổi số với trường học không giấy tờ, không sử dụng tiền mặt

Đẩy mạnh chuyển đổi số với trường học không giấy tờ, không sử dụng tiền mặt

06:11 10/12/2023

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đề nghị, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong dạy và học; xây dựng mô hình chuyển đổi số tiêu biểu, môi trường trường học không giấy tờ, không sử dụng tiền mặt.

Nghe ca cải lương tuồng cổ đã đời ở đình Cầu Quan nhân lễ Kỳ yên

Nghe ca cải lương tuồng cổ đã đời ở đình Cầu Quan nhân lễ Kỳ yên

17:20 21/03/2024

Ngày 21-3, khán giả mê cải lương tuồng cổ đã có dịp nghe ca đã đời tại đình Thái Hưng, còn gọi là đình Cầu Quan trong lễ Kỳ yên diễn ra tại đây. Chương trình được thực hiện bởi ông Công Minh và cháu gái Tú Sương.

TS Trịnh Thục Hiền: Nữ quyền không bảo vệ người phụ nữ một cách thiên kiến

TS Trịnh Thục Hiền: Nữ quyền không bảo vệ người phụ nữ một cách thiên kiến

08:10 22/01/2024

TS Trịnh Thục Hiền vừa công bố quyển sách Hướng đến bản án nữ quyền Việt Nam do chị làm chủ biên. Nhân dịp nghiên cứu này vừa ra mắt, chị chia sẻ với Tuổi Trẻ một số góc nhìn về quyền và lợi ích của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua hành pháp.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Đầu tiên và trên hết là tinh thần “tình nguyện, xung kích, tiên phong”

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Đầu tiên và trên hết là tinh thần “tình nguyện, xung kích, tiên phong”

12:20 02/02/2024

Theo anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Bí thư Đảng ủy T.Ư Đoàn, để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, thực hiện có hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 “Năm Thanh niên tình nguyện”, đầu tiên và trên hết là tinh thần “tình nguyện, xung kích, tiên phong” của mỗi cán bộ, đảng viên, chuyên viên, người lao động trong cơ quan.

Khánh thành tuyến đường Ánh sáng bản làng tại vùng cao Sơn La

Khánh thành tuyến đường Ánh sáng bản làng tại vùng cao Sơn La

12:20 28/09/2023

Công trình “Ánh sáng bản làng” với ý nghĩa đem lại phương tiện chiếu sáng hiệu quả cho đồng bào vùng cao vừa được bàn giao cho người dân tại xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp (Sơn La).

Tự cắt cụt hai chân để lừa bảo hiểm gần 1,3 triệu USD

Tự cắt cụt hai chân để lừa bảo hiểm gần 1,3 triệu USD

01:10 19/03/2024

Nam sinh người Đài Loan ngâm chân trong đá khô hơn 10 giờ rồi cắt cụt chân để nhận số tiền bảo hiểm khổng lồ.

Cuộc thi ‘Lan tỏa năng lượng tích cực 2023’: Tích cực hoạt động vì cộng đồng

Cuộc thi ‘Lan tỏa năng lượng tích cực 2023’: Tích cực hoạt động vì cộng đồng

16:10 28/10/2023

Từ những yêu cầu của môn học trên giảng đường, một nhóm sinh viên đã phát triển thành dự án lớn có những hoạt động thiết thực vì cộng đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới