Tranh luận về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc

13:40 07/10/2023
Thêm phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, chỉ 2 môn bắt buộc. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử). Phương án này nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh trên cả nước.

Học sinh vừa mừng vừa lo

Tiếp nhận thông tin này, em Nguyễn Thị Thảo Mai - học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - cho rằng, phương án thi 4 môn khá hợp lý, giúp giảm bớt gánh nặng cho học sinh thay vì phải thi 5 - 6 môn (trong đó có 2 môn tự chọn) như các phương án trước. Đồng thời, học sinh có thể chọn môn học phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân.

Trước đó, Bộ GDĐT công bố hai phương án lựa chọn về số môn thi là 4+2 và 3+2. Với phương án 4+2, thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm 4 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Ở phương án 3+2, thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).

So sánh các phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Thảo Mai cho rằng, 2 phương án 4+2 và 3+2 có thể đánh giá toàn diện nhưng điều đó sẽ khiến thí sinh bị áp lực về việc phải đạt được điểm số cao trong cả 5-6 môn. Nữ sinh hy vọng Bộ GDĐT sẽ lựa chọn phương án 2+2 để tránh gây áp lực lên thí sinh.

Khác quan điểm, Trương Ngọc Ánh - học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) - chia sẻ, việc thi 4 môn có thể không phản ánh được toàn diện năng lực của học sinh.

Bên cạnh đó, ngoại ngữ rất quan trọng trong thời đại ngày nay nên việc loại môn này ra khỏi các môn thi bắt buộc có thể khiến học sinh sao nhãng kiến thức.

Ngọc Ánh bày tỏ sự lo lắng vì hiện tại, Bộ GDĐT vẫn chưa chốt phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT gây ảnh hưởng đến việc định hướng học tập.

Giáo viên bối rối

Theo kế hoạch, từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THPT.

Cô Trần Thị Quang Vân - giáo viên Trường THPT Hà Huy Tập (Nghệ An) - ủng hộ phương án 2+2 được áp dụng và số buổi thi là 3, giảm 1 buổi so với hiện nay. Điều này giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh và phương án này cũng không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh.

“Việc thi 4 môn sẽ phù hợp với định hướng nghề nghiệp của thí sinh, tạo điều kiện cho các em dành thời gian học tập các môn lựa chọn liên quan đến ngành học trong phương thức tuyển sinh ở trường đại học.

Đồng thời, học sinh được lựa chọn 2 môn tự chọn nhằm giúp các em phát huy tốt năng lực sở trường, thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các trường đại học” - cô Vân nhận định.

Cô Nguyễn Thị Mai Loan - giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - chia sẻ, việc chưa có phương án tổ chức kỳ thi khiến học sinh gặp khó trong việc lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp tương lai.

Cô Loan cho biết, các giáo viên cũng bối rối trong kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh, đảm bảo các em có đủ năng lực, kỹ năng nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn của kỳ thi tuyển sinh.

Trước đó, Bộ GDĐT đã công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Về kết quả khảo sát, trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, 26,41% lựa chọn phương án 4+2; 73,59% lựa chọn phương án còn lại.

Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lý chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GDĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT: 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.

Bộ GDĐT cho biết, nhiều chuyên gia đề xuất thêm phương án 2+2 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Do đó, bộ sẽ tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến về 3 phương án của kỳ thi.

Có thể bạn quan tâm
Cập nhật danh sách trường đại học tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS

Cập nhật danh sách trường đại học tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS

17:30 29/04/2023

Báo Lao Động cập nhật chi tiết danh sách trường đại học, học viện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ IELTS...

New South Wales cấm sử dụng điện thoại di động trong trường trung học

New South Wales cấm sử dụng điện thoại di động trong trường trung học

09:00 03/04/2023

Tân chính quyền dân cử của bang New South Wales cho biết lệnh cấm này, được cam kết trong chiến dịch tranh cử, nhằm giảm bớt sự phân tâm của học sinh trung học.

'Người hùng' trong vụ cháy ở Trung Kính vào đề Văn thi lớp 10

'Người hùng' trong vụ cháy ở Trung Kính vào đề Văn thi lớp 10

17:20 07/06/2024

Hành động cứu người của 4 thanh niên trong vụ cháy ở Hà Nội, được đưa vào đề thi Văn lớp 10, yêu cầu thí sinh viết về ý nghĩa của sự tử tế.

Voi cũng đặt tên cho nhau giống như con người

Voi cũng đặt tên cho nhau giống như con người

02:10 18/06/2024

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài voi châu Phi cũng sử dụng tên để xưng hô với nhau giống như con người. Hành vi hiếm gặp này đã được công bố trong một nghiên cứu do Đại học bang Colorado (CSU) thực hiện và đăng trên tạp chí Nature Ecology and Evolution. Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ học máy qua việc ghi lại âm thanh của chúng, để xác nhận rằng tiếng kêu của voi bao gồm một thành phần giống như tên để xác định từng cá thể. Tùy từng con voi sẽ có phản ứng tích cực với âm thanh phát ra, bằng cách kêu lên hoặc tiếp cận lại nguồn âm thanh ở từng đoạn ghi âm Nhà nghiên cứu chính Michael Pardo cho biết rằng, cá heo và vẹt gọi tên nhau bằng cách bắt chước âm thanh của cá thể đang giao tiếp. 'Ngược lại, dữ liệu của chúng tôi cho thấy voi không dựa vào việc bắt chước tiếng kêu của cá thể giao tiếp để xưng hô với nhau, điều này giống với cách thức hoạt động của con người hơn.' Các nhà nghiên cứu đã ghi lại khoảng 470 âm thanh riêng biệt từ 101 con voi, với 117 máy thu âm ở Khu bả

Bộ trưởng Tư pháp New Zealand mất chức vì chống cảnh sát sau vụ đâm xe

Bộ trưởng Tư pháp New Zealand mất chức vì chống cảnh sát sau vụ đâm xe

11:40 24/07/2023

Bộ trưởng Tư pháp New Zealand Kiri Allan ngày 24/7 đã từ chức sau khi bị cảnh sát bắt giữ do liên quan đến vụ một đâm xe xảy ra trước đó 1 ngày. Đây là bộ trưởng thứ 4 rời nội các trong vài tháng qua.

Bài giảng của thầy phó hiệu trưởng về lời cảm ơn gửi tới 300 tân cử nhân

Bài giảng của thầy phó hiệu trưởng về lời cảm ơn gửi tới 300 tân cử nhân

04:00 24/04/2023

Nói lời cảm ơn gửi tới bố mẹ, thầy cô, bạn bè... đó là bài tập đặc biệt được thầy phó hiệu trưởng đưa ra đối với gần 300 tân...

Vì sao giáo viên Hàn Quốc có tâm lý sợ hãi phụ huynh và học trò?

Vì sao giáo viên Hàn Quốc có tâm lý sợ hãi phụ huynh và học trò?

16:50 29/10/2023

Là đất nước đề cao giáo dục, nhưng vị thế của giáo viên tại Hàn Quốc lại rất thấp và các thầy cô phải chịu áp lực nặng nề mỗi khi lên lớp thực hiện công việc đào tạo con người của mình.

Cơ hội nào dành cho thí sinh hụt đăng kí xét tuyển đại học?

Cơ hội nào dành cho thí sinh hụt đăng kí xét tuyển đại học?

20:40 04/08/2023

Một thí sinh đăng kí Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng quên nhập mã OTP trên hệ thống dẫn đến mất cơ hội học tập. Vậy, thí sinh này...

Ngày cuối nộp hồ sơ vào lớp 10 ở TPHCM, có trường còn thiếu hơn 100 chỉ tiêu

Ngày cuối nộp hồ sơ vào lớp 10 ở TPHCM, có trường còn thiếu hơn 100 chỉ tiêu

15:50 01/08/2023

Gần hết thời gian nhận hồ sơ nhập học vào lớp 10 ở các trường THPT công lập nhưng nhiều trường THPT trên địa bàn TPHCM vẫn chưa nhận đủ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới