'Nếu không cấm triệt để xe giường nằm vào nội đô thì vẫn còn nhiều hệ lụy: tai nạn, kẹt xe, nhếch nhác…'. Đó là một trong những nhận định của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về vấn đề này.
"Cấm xe giường nằm vào giờ thấp điểm, hành khách thêm thiệt thòi, tiền đi taxi từ nội đô ra bến xe mới còn nhiều hơn tiền vé xe đi tỉnh".
Bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận về đề xuất cấm xe giường nằm vào trung tâm TP.HCM 24/24h.
Sau thời gian thực hiện phương án cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ 6h - 22h, tình hình giao thông ở các tuyến vành đai, khu vực nội đô đã ổn định hơn trước. Vì thế mới đây Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất điều chỉnh thời gian cấm xe khách giường nằm đi vào nội đô 24/24h.
Nhiều bạn đọc cho rằng việc mở rộng cấm xe giường nằm vào trung tâm TP.HCM là cần làm và hoàn toàn đúng pháp luật (trừ một số loại xe như du lịch, đưa rước...).
Bạn đọc Dinh Gia Hung cho biết: "Nhà tôi gần bến xe Miền Đông, nên chẳng lạ gì các bến cóc xung quanh đấy như ở quốc lộ 13, đường Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí, Chu Văn An...
Nếu không cấm xe giường nằm triệt để thì còn nhiều hệ lụy như tai nạn xảy ra, bến xe mới không phát huy được tác dụng, còn nội ô thì nhếch nhác. Bởi các xe lập bến ở đâu là giao thông lộn xộn ở đấy, an ninh trật tự đảo lộn bởi chèo kéo khách, thêm nạn phóng uế, tiểu tiện bừa bãi".
Trước chuyện các nhà xe hoạt động trong khu cư xá Bình Thới làm ảnh hưởng cuộc sống của cư dân, bạn đọc Hanh bức xúc kể: "Tầm 10 giờ tối là các xe ầm ĩ đến tận 4-5 giờ sáng.
Thiết nghĩ vấn đề cấm ở đây không phải là giải quyết về kẹt xe, mà còn liên quan đời sống dân sinh. Hạn chế các xe giường nằm len lỏi vào khu dân cư là điều cần thiết".
Bên cạnh việc ủng hộ cấm xe giường nằm vào nội ô 24/24h, bạn đọc Quốc đề nghị "cấm luôn các loại xe khách trên 30 chỗ vào nội thành. Như quận 5 giờ có rất nhiều bến cóc xe dù lấn chiếm lòng đường hết sức bát nháo, mất an toàn giao thông".
Cùng quan điểm, bạn đọc Thành có ý kiến: "Xe ghế ngồi và xe giường nằm kích cỡ lớn như nhau, sao chỉ cấm xe giường nằm mà không cấm xe khách ghế ngồi? Xe ghế ngồi về các tỉnh cứ vô tư dừng rước khách trên các ngả đường trong nội đô làm kẹt xe thường xuyên".
Bạn đọc Tèo bổ sung: "Vấn đề không chỉ là cấm xe giường nằm mà cần xây dựng hoàn chỉnh hơn luật liên quan đến vận tải hành khách (quy định đón trả khách của xe hợp đồng và xe tuyến cố định, lập bến bãi...).
Các xe ghế ngồi vẫn đón trả khách bát nháo khắp thành phố. Đâu thể để vì tiện cho một số ít người đi lại mà ảnh hưởng chung cho số đông, cho trật tự giao thông đô thị".
"Đã cấm thì phải cấm toàn bộ xe khách chứ không phân biệt giường nằm hay ghế ngồi. Và thực tế có làm được không, tránh chuyện có sự bảo kê" - bạn đọc Ngoc Thanh đặt vấn đề.
Tuy nhiên, không ít bạn đọc lại cho rằng việc cấm xe giường nằm vào trung tâm trong khung giờ thấp điểm (sau 22h đến 6h sáng) gây thêm khó khăn cho hành khách, khi tình hình hạ tầng giao thông từ ngoại thành chưa kết nối đồng bộ với nội thành.
Bạn đọc Dung băn khoăn: "Hành khách đến bến xe Miền Đông mới bằng cách nào giữa đêm hôm khi phương tiện công cộng thì không có, đi taxi thì tiền ra bến nhiều hơn tiền vé xe về quê?".
Theo bạn đọc Lê Cao Trí: "Cấm xe vào giờ cao điểm là việc nên làm và đã làm. Hiện tại các xe khách hoạt động sau 22h đến 6h sáng không làm ảnh hưởng đến tình hình giao thông, sao phải cấm?".
"Khi làm chính sách phải nhìn vào thực tế hạ tầng và cách tổ chức giao thông ở các đô thị lớn hàng giờ hàng ngày ở Việt Nam. Hãy công bằng hơn trong việc quản lý phương tiện vận tải và đừng đổ tội hoàn toàn cho xe giường nằm" - bạn đọc Mai Anh bày tỏ.
Bạn đọc Quý đề xuất: "Nên cho xe giường nằm vào nội thành từ 22h - 6h sáng với điều kiện có đăng ký bến bãi thì không có chuyện kẹt xe và giải quyết được bài toán đi lại thuận tiện và bớt tốn kém cho hành khách".
Trong khi đó, bạn đọc Dzung Hcmc cho rằng trước khi cấm xe giường nằm 24/24h, cần có giải pháp để trung chuyển khách vô nội thành như đẩy nhanh tiến độ hoạt động của các tuyến metro, thêm các tuyến xe buýt hoạt động xuyên đêm...
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của tầng lớp công nhân mà còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những cuộc đấu tranh lịch sử của phong trào lao động quốc tế. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng được mong đợi vì mọi người được nghỉ làm và hưởng nguyên lương nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ngày 1/5 lại được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động Vào cuối thế kỷ 19, thời...
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.
TPHCM - Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cơ bản đã hoàn tất các hạng mục trọng điểm như hội trường, khu lễ hội...
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.
HUẾ - Dùng danh nghĩa môi giới bất động sản, người đàn ông ở Huế dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của nhiều người.
Thông qua hội thảo nhằm phát huy công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.