Tranh cãi sinh viên tiêu hơn 13,5 triệu đồng/tháng nhiều hay ít

19:20 22/07/2024

Tranh cãi nổ ra khi một nam sinh viên đang trọ học ở Hà Nội chia sẻ bài viết nói về việc phải chi tiêu hơn 13,5 triệu đồng mỗi tháng kèm tiêu đề: "Chắc chỉ khi bạn đi học đại học thì mới hiểu được nỗi vất vả của gia đình".

Bài chia sẻ đang gây nhiều tranh cãi của cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình

Trước ngưỡng cửa đại học của những bạn trẻ 2006, câu chuyện chi phí sinh hoạt của sinh viên tiếp tục được đưa ra bàn luận, lôi kéo sự chú ý và tranh luận của nhiều người.

Sinh viên chi tiêu ở mức nào là đủ?

Cụ thể, chàng trai chi 1,5 - 2 triệu/đồng cho tiền phòng, 2 - 3 triệu đồng cho tiền ăn uống, 4 - 5 triệu đồng cho học phí tại trường và tiền học chứng chỉ. Anh chàng còn dành 2 triệu đồng cho tiền đi chơi, quần áo và những chi phí phát sinh khác.

Thêm các khoản phí lặt vặt như tiền điện, nước, xăng, Internet, người viết trên cho rằng mỗi tháng sinh viên cần 8,5 - 13,5 triệu đồng/tháng (hoặc hơn) mới đủ để chi trả.

Trước vấn đề này, Huyền Trang (21 tuổi, sinh viên năm ba Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ: "Mình chỉ tiêu bằng 1/5 chủ bài viết. Mình ở ký túc xá tư nhân gần trường. Cơm hằng ngày tự nấu, chỉ ăn đơn giản nên chẳng tốn bao nhiêu".

  • Sống ở nơi đắt đỏ, có cách tiết kiệm được không?ĐỌC NGAY

Cũng là sinh viên học ở Hà Nội, Hương Giang (20 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm) thể hiện thái độ gay gắt hơn khi cho rằng chủ bài đăng đang làm quá. Cô cho biết còn phải tùy thuộc vào nơi học của từng người, nếu không có căn cứ thì đừng đánh đồng sinh viên đều tiêu tiền như thế.

Giang cho biết, mỗi tháng cô ở trọ ghép chỉ khoảng 1,2 triệu đồng, bao gồm tiền điện, nước. Mỗi tuần, mẹ cô cho 500.000 tiền chi tiêu. Với số tiền này, Giang đủ để sống ở đất Hà Nội, thậm chí có tháng chắt chiu còn đủ dư để mua 1-2 món đồ yêu thích.

Nhưng cũng có những bình luận bày tỏ sự khách quan. "Bố mẹ cho mỗi tháng 10 triệu thì sống kiểu 10 triệu, mà 2 triệu sống kiểu 2 triệu. Chi phí sinh hoạt làm gì có mức chung", tài khoản tên Nguyen Nhat Anh viết.

Chủ đề chi phí sinh hoạt cho sinh viên chưa bao giờ hết sốt - Ảnh minh họa: K.S.

Cộng đồng mạng hiến kế để cắt giảm chi tiêu

"Nếu hiểu được nỗi vất vả của ba mẹ thì tiền đi chơi, quần áo có thể giảm xuống, tốt nhất là lược bỏ. Tiền chứng chỉ để dành sang năm 2 đi làm thêm kiếm tiền tự học. Tiền Internet nên đăng ký gói 4G theo năm để tiết kiệm", bình luận của tài khoản tên Nguyen Van An nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Những bình luận rằng bảng chi tiêu này chỉ dành cho con nhà có điều kiện, không dành cho mặt bằng chung sinh viên Việt Nam cũng nhận được rất nhiều lượt thích.

Theo anh Vũ Ngọc Trường, sinh viên nên sống vừa với kinh tế của ba mẹ. Ai muốn chi tiêu thoải mái hơn, sống tốt hơn thì cố gắng học và đi làm thêm để phụ ba mẹ, tự chu cấp cho bản thân. Có ý kiến cho rằng không nên từ những bài đăng thế này mà ảnh hưởng tâm lý, vội quay ngược về chê trách ba mẹ mình.

Có thể bạn quan tâm
Bí ẩn ngôi làng mắc bệnh lạ, toàn bộ phụ nữ biến mất

Bí ẩn ngôi làng mắc bệnh lạ, toàn bộ phụ nữ biến mất

04:20 27/03/2024

Vào giữa thế kỷ 20, khu vực Eastern Highlands ở miền Đông quốc đảo Papua New Guinea bị một căn bệnh bí ẩn càn quét. Toàn bộ ngôi làng không còn một người phụ nữ trưởng thành nào.

Trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Giáo dục' cho các cán bộ Đoàn

Trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Giáo dục' cho các cán bộ Đoàn

08:40 21/03/2024

Chiều 20/3, T.Ư Đoàn, Bộ GD&ĐT gặp mặt, toạ đàm và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).

Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

16:00 21/08/2023

Liên quan đến những tranh cãi trong quản lý di sản nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở hội thảo khoa học Huế mà Lao Động đang phản...

WHO cảnh báo đại dịch cúm lây từ động vật sang người

WHO cảnh báo đại dịch cúm lây từ động vật sang người

11:30 28/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu cần chuẩn bị cho một đại dịch cúm có nguy cơ cao lây từ động vật sang người.

Từng việc nhỏ cho địa bàn tốt hơn

Từng việc nhỏ cho địa bàn tốt hơn

11:30 18/04/2023

Trước thềm Liên hoan bí thư Đoàn phường, xã, thị trấn TP.HCM năm 2023, các thủ lĩnh thanh niên đã ngồi lại cùng nhau, tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn khu vực địa bàn dân cư.

Khai diễn kịch về Đức ông Lê Văn Duyệt: Quan thì nên sống mãi trong lòng dân

Khai diễn kịch về Đức ông Lê Văn Duyệt: Quan thì nên sống mãi trong lòng dân

10:30 11/04/2024

Tối 10-4, tại Nhà hát Thanh Niên, nhiều khán giả đã đến xem vở kịch lịch sử Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử. Những tràng pháo tay liên tục vang lên với từng hành động, lời nói dứt khoát, chính trực của Đức ông Lê Văn Duyệt.

Hà Nội cần xây dựng chương trình có tính đột phá trong Năm Thanh niên tình nguyện

Hà Nội cần xây dựng chương trình có tính đột phá trong Năm Thanh niên tình nguyện

22:00 29/01/2024

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đề nghị Thành Đoàn Hà Nội đầu tư nghiên cứu những chủ trương lớn của Thành ủy và T.Ư Đoàn để hoàn thiện chương trình công tác năm 2024 có tính đột phá, đạt hiệu quả cao trong 'Năm Thanh niên tình nguyện'.

Trách nhiệm lớn lao và nghĩa nặng tình sâu

Trách nhiệm lớn lao và nghĩa nặng tình sâu

10:50 26/07/2023

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”.

Thấu hiểu là tên gọi khác của sự yêu thương

Thấu hiểu là tên gọi khác của sự yêu thương

09:20 07/01/2024

Em 33 tuổi, nhân viên văn phòng, có một bé, sống và làm việc tại TP HCM, sống thực tế, biết sắp xếp công việc và gia đình.

Co loi xay ra
Co loi xay ra