Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

16:00 21/08/2023

Liên quan đến những tranh cãi trong quản lý di sản nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở hội thảo khoa học Huế mà Lao Động đang phản ánh, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh cho rằng cấp quản lý cần bỏ bớt những định kiến và có cái nhìn cởi mở hơn với di sản.

Nhiều nhà khoa học cùng lên tiếng

Vụ việc ở Thừa Thiên Huế trở thành cơ hội để nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực di sản cùng lên tiếng về cách quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa hiện nay.

Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi. Ảnh nhân vật cung cấp

GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, người từng là Trưởng ban soạn thảo Luật Di sản luôn khẳng định: "Quản lý di sản đừng chỉ dừng lại ở việc viện dẫn luật một cách cứng nhắc, máy móc".

Trao đổi với Lao Động về những tranh cãi quanh việc quản lý di sản văn hóa tín ngưỡng, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh nói: "Về hội thảo tại Thừa Thiên Huế, tôi cho rằng công văn “chấn chỉnh” của Cục Di sản văn hóa vừa rồi có phần chưa hiểu đúng thực chất sự việc.

Việc trình diễn trang phục của một số giá đồng và minh họa ngắn gọn diễn xướng một vài giá đồng do các thanh đồng miền Bắc và các cung văn Huế thực hiện trong không gian hội thảo là chấp nhận được.

Bối cảnh của người xem là một nhóm đối tượng hẹp các nhà nghiên cứu trong hội thảo, khác hoàn toàn với việc trình diễn rộng rãi di sản cho công chúng thưởng lãm ở sân khấu lớn”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi lấy ví dụ, "hát bả trạo là loại hình diễn xướng nghi lễ trong lễ hội Cầu ngư ở Nam Trung Bộ. Nhưng ta có thể sân khấu hóa hình thức biểu diễn này ở các liên hoan, hội diễn, thậm chí có thể biểu diễn ở các festival biển.

Vì không gian, bối cảnh, người xem là công chúng rộng rãi, chứ không phải nó đang được thực hành nghi lễ ở lăng Ông Nam Hải trong lễ hội Cầu ngư. Hát bả trạo được biểu diễn với tư cách là một thành tố nghệ thuật, không dính tới nghi lễ, dù nguồn gốc xuất phát từ tục thờ cá Ông. Và điều đó đã góp phần vào việc lan tỏa giá trị di sản, đưa di sản đến gần đời sống của cộng đồng theo thông điệp của UNESCO".

Tương tự, ở liên hoan cồng chiêng hay ở những điểm biểu diễn cho du khách, thì những giá trị văn hóa của di sản ở khía cạnh biểu diễn nghệ thuật được công chúng biết đến với những vẻ đẹp của tiết mục.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nói: “Cục Di sản văn hóa cho đến nay vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể về cách hiểu, cách thức thực hành di sản ở các địa phương, nhất là cách hiểu về “sai lệch di sản” hoặc “diễn giải di sản”, nên dễ dẫn đến những bất cập trong quản lý. Ở địa phương sẽ không biết thế nào là đúng, thế nào là sai trong hoạt động di sản”.

Cục Di sản văn hóa đang mâu thuẫn về quan điểm với nhiều nhà khoa học?

Sau loạt bài ghi nhận, phản ánh, đưa ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học về việc cần có sự thay đổi trong quản lý di sản phù hợp với tình hình thực tiễn, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã có cuộc điện thoại đến Báo Lao Động.

Bà Hiền cho rằng, các bài viết phỏng vấn các nhà khoa học, nghiên cứu về quản lý di sản đang đi ngược lại với cách tuyên truyền về bảo tồn di sản của Cục Di sản văn hóa.

Bà Hiền nói, Cục không cổ vũ và không có quy định về "trình diễn" hay "diễn giải di sản".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi cho rằng: “Điều này cho thấy sự bất nhất trong quản lý nhà nước, tự mâu thuẫn với chính mình của Cục đối với vấn đề di sản và ngay cả họ cũng đã sai trước khi “tuýt còi” địa phương”.

Trước vụ việc ở Thừa Thiên Huế, tại nhiều diễn đàn, hội thảo vẫn có sự tham gia của các thanh đồng, nghệ nhân đến dự để diễn giải về di sản.

Chính Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho phép "trình diễn di sản" là giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn tại Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2023.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi cho rằng: "Di sản có đời sống riêng của nó và vận hành theo sự phát triển của xã hội. Một di sản có sức sống tức có giá trị nội sinh, được phát triển và phải quay trở lại phục vụ cộng đồng.

Trên thực tế việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản có những điểm mâu thuẫn nhau, khá phức tạp, nhất là việc đưa di sản vào đời sống cộng đồng.

Nhà quản lý luôn cảnh báo hiện tượng “sai lệch di sản”, trong khi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn lại cần “diễn giải di sản”, làm sao cho công chúng tiếp cận tốt nhất, hiểu được những giá trị của di sản".

Sự khác biệt xảy ra khi phải đứng giữa việc bảo đảm được tính “nguyên bản” của di sản, mặt khác phải đi tìm cách thức thực hiện sao cho gần gũi, hiệu quả, để di sản đi được vào đời sống cộng đồng.

“Để giải quyết mâu thuẫn này, cần có những hội thảo, công trình nghiên cứu để đi đến thống nhất trong nhận thức trong việc ứng xử với di sản từ quan điểm, thực hành. Song điều cốt yếu nhất chính là làm sao vừa giữ gìn được di sản, đồng thời phục vụ được cộng đồng trong một thế giới rộng mở, phát triển, vận động không ngừng. Tôi nghĩ, các cấp quản lý nên dẹp bớt những định kiến để có cái nhìn cởi mở hơn với di sản” - nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nói.

Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu được tuyển thẳng vào đại học

Bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu được tuyển thẳng vào đại học

18:40 26/08/2024

Kỳ thi THPT Quốc gia 2024, Thùy Trâm rời giường bệnh ở Bệnh viện Ung bướu, khoác bộ trang phục đời thường để vào phòng thi. Sau mấy tháng, cô gái là tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

Trường đại học phát động chiến dịch 'sạch sành sanh', kêu gọi giảm lãng phí

Trường đại học phát động chiến dịch 'sạch sành sanh', kêu gọi giảm lãng phí

11:50 12/05/2024

Chiến dịch 'ăn sạch, sống sành, trường sanh' do Đại học RMIT Việt Nam phát động. Người đủ 18 tuổi có thể tham gia các hoạt động.

Cháy chùa Phổ Quang: Cơ sở vật chất và tượng Phật thiệt hại hoàn toàn, bảo vật quốc gia hư hỏng

Cháy chùa Phổ Quang: Cơ sở vật chất và tượng Phật thiệt hại hoàn toàn, bảo vật quốc gia hư hỏng

20:45 23/10/2024

Báo cáo về vụ cháy chùa Phổ Quang cho biết cơ sở vật chất trong chùa thiệt hại hoàn toàn, còn bảo vật quốc gia bệ đá hoa sen bị vỡ cánh hoa sen, ước tính thiệt hại 25 tỉ đồng.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM không cần 'đồ sộ mà ít chất cảm'

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM không cần 'đồ sộ mà ít chất cảm'

10:00 04/11/2023

Tiếp tục đi tìm biểu tượng hữu nghị TP.HCM, chúng ta bắt gặp không ít ý tưởng và những gợi mở thú vị, cho thấy TP.HCM tự bản thân mình có thể 'sao tác' ra rất nhiều phiên bản kể câu chuyện thành phố hôm nay.

Đèn kéo quân của học sinh Hưng Yên giành giải ấn tượng cuộc thi sáng tạo STEM

Đèn kéo quân của học sinh Hưng Yên giành giải ấn tượng cuộc thi sáng tạo STEM

02:40 09/06/2024

Ngày 8/6, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với Panasonic Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Cùng em sáng tạo STEM” và giới thiệu các trường học tham gia chương trình “Panasonic vì trường học bền vững”.

Hơn 200 thanh niên Đắk Nông tham gia chuyên đề học tập và làm theo lời Bác

Hơn 200 thanh niên Đắk Nông tham gia chuyên đề học tập và làm theo lời Bác

10:30 20/08/2024

Hơn 200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tham gia nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo lời Bác.

Nhà giáo trẻ là ‘hạt nhân’ tiên phong, truyền cảm hứng và động lực cho học sinh, sinh viên

Nhà giáo trẻ là ‘hạt nhân’ tiên phong, truyền cảm hứng và động lực cho học sinh, sinh viên

22:00 14/11/2024

Theo Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN Nguyễn Minh Triết, các thầy cô giáo trẻ được tuyên dương hôm nay chính là những hạt nhân tiên phong, sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, nghiên cứu, đổi mới trong công tác giảng dạy, cùng xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại.

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

11:40 07/11/2023

Hiện, ngành y tế đang sử dụng văn bản chuyển tuyến dạng giấy. Trong quá trình sử dụng, có phát sinh tình trạng người dân phải đi lại nhiều để...

Người Hà Nội khổ với ô nhiễm không khí

Người Hà Nội khổ với ô nhiễm không khí

09:10 15/12/2023

Từ Hòa Lạc xuống Cầu Giấy thực tập gần hai tháng, bệnh viêm xoang của Anh Đức lại tái phát, mỗi lần bỏ khẩu trang sẽ liên tục hắt hơi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới