Triển lãm 'Sự hình thành chữ quốc ngữ tại Bình Định' đang có những ý kiến trái chiều. Có nhà nghiên cứu nói rằng một số thông tin từ triển lãm sai, chưa chính xác. Đại diện ban tổ chức triển lãm nói họ không sai.
Chiều 14-4, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết triển lãm Sự hình thành chữ quốc ngữ tại Bình Định tổ chức ở Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định có một số thông tin không đúng về vai trò của Bình Định trong sự phôi thai hình thành chữ quốc ngữ.
Ông Quang nói: "Pa nô giới thiệu triển lãm Sự hình thành chữ quốc ngữ ghi thông tin sai nghiêm trọng khi nói Bình Định là một trong những nơi phôi thai, khởi nguyên sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Thông tin này đã đánh mất vai trò của Bình Định trong việc ra đời của chữ quốc ngữ".
Theo nhà nghiên cứu này, Bình Định là địa phương duy nhất có đủ cơ sở khoa học xác nhận là nơi phôi thai chữ quốc ngữ sớm nhất vào những năm 1618 - 1622 chứ không phải là "một trong những nơi phôi thai, khởi nguyên sáng tạo ra chữ quốc ngữ".
Ông Quang chứng minh, tại hội thảo khoa học Bình Định với chữ quốc ngữ tổ chức ở TP Quy Nhơn (tháng 1-2016), GS Phan Huy Lê đã tổng kết:
“Chữ quốc ngữ là một dòng sông được tạo bởi nhiều con suối. Ba trung tâm đã góp phần vào quá trình này là Nước Mặn (Bình Định - PV), Hội An, Dinh Chiêm.
Có thể coi đó là ba dòng suối đầu tiên tạo nên dòng sông chữ quốc ngữ.
Nếu xem xét sâu hơn về những chứng cứ văn bản có chữ quốc ngữ thì trong ba trung tâm đó, trung tâm Nước Mặn có phần sớm hơn”.
Cuối năm 2021, tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học Quảng Nam - 550 năm hình thành và phát triển (1471 - 2021) tại TP Tam Kỳ. Với sự tham gia của gần 100 nhà khoa học trong cả nước, hội thảo không có tham luận nào viết rằng chữ quốc ngữ ở Thanh Chiêm - Quảng Nam.
Tham luận duy nhất của hội thảo bàn về chữ quốc ngữ là Nước Mặn - nơi phôi thai chữ quốc ngữ của hai tác giả Nguyễn Thanh Quang - Lm. Gioan Võ Đình Đệ. Đây là 1 trong 7 tham luận được ban tổ chức mời báo cáo trực tiếp tại hội thảo.
Ngoài ra, cũng theo ông Quang, tài liệu Manuductio ad Linguam Tunckinensem (Nhập môn tiếng Đàng Ngoài) mà triển lãm trưng dẫn, ghi của tác giả Pina là sai.
"Pina chết năm 1625 tại Hội An trước khi Công giáo mở đạo ở Đàng Ngoài (1627). Hơn thế nữa, Pina chưa hề đặt chân ra đến Đàng Ngoài, cho nên rất khó nói Pina là người viết Nhập môn tiếng Đàng Ngoài", ông Quang chia sẻ.
Ông Quang nói với tinh thần cầu thị, ông "xin mạo muội trao đổi" và mong Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định rà soát chỉnh sửa kịp thời, giúp người xem hiểu đủ, hiểu đúng về vai trò của Bình Định với chữ quốc ngữ.
Thông tin từ Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định - cho biết qua các cuộc hội thảo và đặc biệt là hội thảo về chữ quốc ngữ năm 2016 tại Bình Định, GS Phan Huy Lê đã kết luận Bình Định là một trong những nơi phôi thai thôi chứ không phải là nơi duy nhất phôi thai ra chữ quốc ngữ.
Trong những nơi này, Bình Định có thể có phần sớm hơn, nhưng vẫn là một trong những nơi thôi.
Đến nay chưa có một kết luận nào chính thức xác định Bình Định là nơi duy nhất phôi thai ra chữ quốc ngữ.
"Trước khi cung cấp thông tin tại triển lãm cho bạn đọc và cho báo chí, chúng tôi cũng đã cân nhắc cẩn thận và dựa vào kết luận cụ thể của GS Phan Huy Lê chứ không tùy tiện thông tin như vậy. Chúng tôi không sai", đại diện Trung tâm Lưu trữ lịch sử Bình Định nói.
Còn về việc tài liệu Manuductio ad Linguam Tunckinensem (Nhập môn tiếng Đàng Ngoài) mà triển lãm trưng dẫn, ghi của tác giả Pina, đại diện Trung tâm cho hay đây là sai sót của đơn vị. Ông này nói: "Do trong quá trình chuẩn bị, sàng lọc tư liệu, các anh em có đọc một bài viết liên quan đến tài liệu trên có chú thích là của Pina nên mới in ra vậy. Chúng tôi đã sửa chữa lỗi sai và in ấn lại pa nô".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang (65 tuổi, quê ở huyện Phù Cát, Bình Định) tốt nghiệp khoa sử Trường ÐH Tổng hợp Huế. Sau đó, ông công tác tại Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định đến khi nghỉ hưu.
Những năm gần đây, ông Quang liên tục công bố các tập sách của mình như Chữ quốc ngữ, từ Nước Mặn đến Làng Sông (Nhà xuất bản Ðồng Nai, 2018), Bà đỡ khai sinh chữ quốc ngữ (Nhà xuất bản Ðồng Nai, 2019).
Trung tuần tháng 9-2020, ông công bố với bạn đọc cùng lúc hai đầu sách: Một số vấn đề về chữ quốc ngữ (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội & Tạp chí Xưa và Nay) - đồng tác giả với linh mục Gioan Võ Đình Đệ và Hoài Nhơn, Qui Nhơn, Qui Ninh, Bình Định - Đất và Người (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, in riêng).
Ông là người đã trình bày tham luận bàn về chữ quốc ngữ "Nước Mặn - nơi phôi thai chữ quốc ngữ" của hai tác giả Nguyễn Thanh Quang - Lm. Gioan Võ Đình Đệ ở hội thảo khoa học Quảng Nam - 550 năm hình thành và phát triển (1471 - 2021) tại TP Tam Kỳ (12-2021).
Hành động tông xe vào hai tên cướp của một nam tài xế khi chúng đang trấn lột người phụ nữ ven đường gây ra nhiều phản ứng trái chiều.
Theo HĐXX, ông Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn nên tuyên phạt 8 năm tù; Trần Ngọc Bích - con gái út ông Thanh - không có tình tiết tăng nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được hưởng án treo.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ những kết quả, thành tựu về kinh tế, văn hóa-xã hội của thành phố Cần Thơ trong năm 2022, có sự đóng góp rất lớn của đồng bào dân tộc Khmer.
Gần 600 đơn vị máu mà tuổi trẻ Công an tỉnh Kiên Giang cho đi thời gian qua góp phần bổ sung nguồn máu vào bệnh viện, cứu giúp bệnh nhân kịp thời.
Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi vừa tuyên dương và tặng bằng khen cho 11 cá nhân, trong đó có phóng viên báo Tiền Phong.
Chiều 30-1, ông Trịnh Hữu Anh, đại diện ban tổ chức Lễ hội Đường sách Tết Giáp thìn năm 2024, phấn khởi thông tin hiện ban tổ chức đã huy động được 6.000 quyển sách để lì xì cho người đến Đường sách Tết Giáp Thìn.
Từ 'đồng bào', 'nghĩa đồng bào' là gì mà sao người Việt hay nói với nhau trong những lúc hoạn nạn?
Trong không khí của Đại hội Thanh niên tiên tiến TP.HCM làm theo lời Bác năm 2024, sáng 12/5 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TPHCM), các đại biểu dự Đại hội đã dâng hoa, báo công với Bác về những thành tựu tuổi trẻ Thành phố đã đạt được trong thời gian qua.
An Giang thuộc khu vực Tây Nam Bộ, nơi đầu nguồn của dòng Mekong chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam, hình thành nên vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú cả trên non và dưới nước.