Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp tài khoản định danh điện tử cho trên 9 triệu người, trong số này cấp gần 1,6 triệu chữ ký số, tạo cơ sở quan trọng cho việc triển khai hành chính số trong thời gian tới.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử thành phố và phấn đấu đến cuối năm 2025 có 70% hồ sơ, thủ tục hành chính của thành phố sẽ được giải quyết trên nền tảng số.
Đó là khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vào chiều 16/7 tại Kỳ họp thứ 17 của Hội đồng Nhân dân thành phố khóa X.
Chia sẻ về công tác thực hiện chủ đề năm của Thành phố Hồ Chí Minh “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội,” ông Phan Văn Mãi cho biết, trong năm nay, Thành phố đã tập trung thực hiện và đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực.
Theo đó, thành phố đã thành lập được Trung tâm chuyển đổi số Thành phố; Hội đồng Nhân dân Thành phố đã ban hành nghị quyết về áp dụng mức phí 0 đồng với 98 thủ tục hành chính trực tuyến; hoàn thành rà soát cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trên toàn thành phố; đưa vào vận hành một số nền tảng mới như hệ thống quản lý khiếu nại tố cáo, bản đồ thực thi thể chế, thư ký ảo; ban hành danh mục 45 cơ sở dữ liệu dùng chung và 91 tập dữ liệu mở...
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian tới thành phố sẽ củng cố dữ liệu và phát triển kinh tế số, kinh tế dữ liệu. Thành phố đã cấp tài khoản định danh điện tử cho trên 9 triệu người dân (đạt 100%) và trong số này đã cấp gần 1,6 triệu chữ ký số (đạt khoảng 25%), tạo cơ sở quan trọng cho việc triển khai hành chính số trong thời gian tới.
6 tháng cuối năm 2024, thành phố sẽ triển khai kế hoạch hợp tác toàn diện với Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng nền hành chính số, kinh tế số và một số nội dung của xã hội số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấn mạnh đến mục tiêu 70% hồ sơ hành chính được giải quyết trên nền tảng số vào cuối năm 2025, ông Phan Văn Mãi cho rằng, đó là một mục tiêu rất tham vọng nhưng Thành phố sẽ nỗ lực, tập trung thực hiện.
Song song với đó, phải khắc phục các điểm nghẽn của cải cách hành chính theo hướng hành chính số; triển khai các nền tảng thực thi hệ thống thông tin chuyên ngành như cấp phép xây dựng, quản lý đất đai, quản lý an sinh xã hội, hồ sơ sức khỏe điện tử, học bạ điện tử... mà vừa qua thành phố đã tận dụng kết quả của Đề án 06 về dữ liệu dân cư để phát triển các ứng dụng này.
Trong việc thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 98), lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố cho rằng, sau một năm triển khai Nghị quyết 98, Thành phố đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo ra nền tảng cơ bản hơn thời kỳ thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 1 năm triển khai Nghị quyết 98, Thành phố đã triển khai một số nội dung cơ chế, chính sách quan trọng như bố trí được vốn đầu tư công cho giảm nghèo, tạo sự tác động rất tốt về mặt kinh tế xã hội, thể hiện tính nhân văn cao; bố trí ngân sách cho thành phố, cho dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài; bố trí vốn cho chương trình kích cầu; triển khai cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho các quận khi không có Hội đồng Nhân dân; triển khai kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Về tổ chức bộ máy, thành phố đã thành lập Sở An toàn Thực phẩm, bố trí các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cho thành phố Thủ Đức, bố trí Phó Chủ tịch cho Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn và 51/52 Phó Chủ tịch ở các xã, phường, thị trấn có 50.000 dân trở lên...
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm, thời gian sắp tới đối với việc triển khai Nghị quyết 98 thì ngoài việc đã làm, Thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách cho nhà đầu tư chiến lược; triển khai cơ chế quỹ đầu tư tài chính địa phương để làm công cụ mạnh huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển; triển khai tín chỉ carbon; triển khai các đề án TOD và các dự án lớn được vận dụng cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 98 như Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, hệ thống đường sắt đô thị...
Trong quý 3, 4/2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án theo cơ chế của Nghị quyết 98 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công nghiệp, giao thông…/.
Bốn thành viên nhà Douglass đang chuẩn bị ăn tối thì tai họa ập đến do không may lọt vào tầm ngắm của hai tên cướp đang trên đường trốn chạy.
Cựu trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC Nguyễn Thị Thu Phương một mực kêu oan, khóc nghẹn khi được nói lời sau cùng trước khi toà nghị án.
Mâu thuẫn xảy ra trong quán bia, Nguyễn Văn Long đã dùng dao đoạt mạng bạn và bị Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 16 năm...
Hơn 2 giờ kiểm tra nồng độ cồn ở quận Gò Vấp (TPHCM) vào thời điểm ban trưa, lực lượng CSGT ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm và có thổi là có nồng độ cồn trong hơi thở.
Ngoài bị phạt 27,5 triệu đồng vì chiếm hơn 2.600m2 đất rừng phòng hộ ở Đắk Nông, người đàn ông còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp gần 3.000 đồng.
Ninh Thuận đang làm rõ vụ nữ du khách 'tố' bị một thanh niên cho thuê mô tô nước ở bãi Kinh (huyện Ninh Hải) đánh thủng màng nhĩ.
Khoảng 36.000 cây gãy đổ do bão Yagi được TP Hà Nội thu hồi, phân loại để tổ chức thanh lý, đấu giá củi gỗ vào cuối tháng 11.
TPHCM – Mở rộng Quốc lộ 13, mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ, Vành đai 2 từ nút giao Gò Dưa đến Phạm Văn Đồng có tổng vốn gần 16.000 tỉ đồng giúp giảm kẹt xe khu vực của ngõ Đông Bắc TPHCM.
Các quyết định được trao cho Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Thị Hồng Hạnh; Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trần Phú; Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên và Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Phan Công Bằng.