Tính đến ngày 31-7, TP.HCM khánh thành 12 ngôi trường với tổng cộng 325 phòng học mới sẵn sàng đưa vào sử dụng ngay đầu năm học mới 2024-2025.
Bình Tân là quận đang dẫn đầu TP.HCM trong việc xây phòng học mới đón năm học 2024-2025.
Cuối tháng 7-2024, quận Bình Tân khánh thành được 7 ngôi trường công lập mới, trong đó có 1 trường mầm non, 5 trường tiểu học và 1 trường THCS với 204 phòng học mới, nâng tổng số phòng học ở quận lên 4.061 phòng (công lập là 2.131 phòng).
Đó là Trường mầm non Nguyệt Quế, Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ, Trường tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trường tiểu học Trần Cao Vân, Trường tiểu học Đinh Công Tráng và Trường THCS Bình Trị Đông B.
Năm học 2024-2025, quận Bình Tân dự kiến đón hơn 6.800 trẻ vào lớp lá 5 tuổi, hơn 10.000 trẻ vào lớp 1 và 10.530 học sinh vào lớp 6. Quận đang thiếu 1.226 phòng học cho khối tiểu học và THCS.
Như vậy, với 7 ngôi trường mới đưa vào sử dụng đầu năm học mới, Bình Tân dự kiến sẽ giảm được sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học khi đưa vào sử dụng thêm được 5 trường tiểu học. Sĩ số dự kiến sẽ giảm bình quân từ 42,2 học sinh/lớp giảm xuống còn khoảng 41 học sinh/lớp; giữ nguyên được sĩ số học sinh của bậc THCS.
Theo lãnh đạo UBND quận Bình Tân, để có nhiều trường học mới, quận đặt mục tiêu cao độ cho việc tạo quỹ đất cho giáo dục, công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng trường lớp mới; đặt mục tiêu đầu tư công giai đoạn 2020-2025 tập trung các dự án trường lớp.
Quận cũng kêu gọi xã hội hóa để tăng thêm trường lớp bậc tiểu học, THCS. Đến tháng 7-2024, quận Bình Tân cũng có thêm 29 phòng học mới theo nguồn xã hội hóa (trường ngoài công lập).
Tính đến ngày 31-7, TP.HCM có 12 trường học khánh thành với 325 phòng xây mới. Ngoài 7 trường thuộc quận Bình Tân, TP.HCM có thêm các trường mới nằm rải rác ở các quận 8, 6, 12, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.
Quận 12 cũng vừa khánh thành được 1 trường công lập là Trường tiểu học Thới An với 20 phòng học trước ngày 31-7. Tuy chỉ có thêm 1 trường công lập hoàn thành trước tháng 8, nhưng quận 12 lại là quận có số lượng tăng thêm phòng học khối ngoài công lập cao nhất TP với 61 phòng học tính đến 31-7 và 115 phòng học nếu tính đến hết năm 2024.
Theo lãnh đạo UBND quận 12, là một quận thiếu trường lớp rất nhiều vì dân nhập cư lớn, quận đang thực hiện nhiều phương án để tăng số lượng phòng học và thực hiện các dự án trường lớp mới. Quận đang tiếp tục rà soát quỹ đất để tăng quỹ đất dành cho xây dựng trường và đẩy mạnh xã hội hóa trong việc tăng thêm trường.
Từ nay đến tháng 12, TP.HCM dự kiến có thêm 6 trường mới tại các quận 4, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh. Với 6 trường mới, TP.HCM dự kiến có thêm 118 phòng học mới trong khối công lập. Ngoài ra số phòng học mới được đầu tư theo hình thức xã hội hóa là 309 phòng.
Sau đó trong năm 2025, TP.HCM tiếp tục hoàn thành được 280 phòng học mới, trong đó tăng thêm 111 phòng trước lễ 30-4-2025. Ngoài ra số phòng được đầu tư theo hình thức xã hội hóa là 570 phòng.
Chuỗi những trường học mới được khánh thành nói trên của TP.HCM cuối tháng 7 vừa qua là những nỗ lực của TP.HCM trong công tác xây dựng 4.500 phòng học mới chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần triển khai đến 21 quận huyện và TP Thủ Đức việc chủ động rà soát, đăng ký danh mục dự án giáo dục bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
"Chúng tôi làm việc liên tục với các sở ban ngành, đề nghị các sở ban ngành có kế hoạch phối hợp thực hiện. Sau đó chúng tôi triển khai đến TP Thủ Đức và 21 quận, huyện xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 và giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 lĩnh vực giáo dục", ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc sở - thông tin.
Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan trong xây dựng trường lớp, đề án 4.500 phòng học vẫn đang gặp các khó khăn, cần tháo gỡ. Trong đó 78 dự án trường học đang thuộc nhóm 2 - nhóm thực hiện theo kế hoạch giai đoạn từ năm 2026 - 2030.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, 78 dự án với số phòng học xây dựng mới 1.418 phòng, tổng mức đầu tư khoảng 6.408,258 tỉ đồng, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến 5.464,029 tỉ đồng hiện đang thuộc nhóm "Danh mục các công trình trường học chưa thông qua chủ trương đầu tư khả thi đẩy nhanh tiến độ thực hiện".
Các dự án này đã có quy hoạch đất nhưng hiện đang thuộc nhóm thực hiện từ năm 2026 - 2030 nên cần được Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát trực tiếp với các quận, huyện và TP Thủ Đức để đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đẩy nhanh tiến độ Đề án 4.500 phòng học theo lộ trình đã định.
* Làm sao để quận Bình Tân xây được 7 trường học mới và kịp khánh thành trước năm học mới trong bối cảnh quỹ đất cho giáo dục ngày càng eo hẹp?
- Ông Vũ Chí Kiên (phó chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP.HCM): Mục tiêu đầu tư công nhiệm kỳ 2021 - 2025 của quận là tập trung ưu tiên xây dựng trường lớp, thực hiện chỉ tiêu của TP là đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.
Quận đã ban hành đề án về thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng trường học giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 xây dựng 700 - 1.000 phòng học trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, từng bước phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, Quận ủy, UBND quận Bình Tân đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, kiên quyết không để tình trạng có vốn mà không giải ngân được; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, với các giải pháp:
Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân hằng tháng cho từng dự án, hằng tuần tổ chức họp về công tác giải ngân để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền và kịp thời đề xuất các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền các sở, ngành, TP; thành lập 3 tổ công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân đồng thuận chủ trương dự án và bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.
Kết quả đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 trường học với 204 phòng học, dự kiến đến tháng 12-2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 1 trường nữa với 30 phòng học mới.
Lượng xe đông cùng với sự cố gác dầm cầu đi bộ Metro số 1 khiến đường Võ Nguyên Giáp ở cửa ngõ phía Đông thành phố ùn tắc hơn 3 km, sáng 22/1.
Hạ viện Bỉ dự kiến phê chuẩn một nghị quyết về hỗ trợ nạn nhân chất độc dam cam/dioxin Việt Nam. Nghị quyết kêu gọi Chính phủ Bỉ thúc đẩy...
Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố 13 bị can trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tổ chức đánh bạc trên không gian mạng với tổng số tiền giao dịch hơn 6.000 tỷ đồng.
Tài xế xe buýt 'chạy ẩu' tại giao lộ Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân (quận 3, TP.HCM) đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản hai lỗi.
Ngày 17/5, UBND tỉnh Bình Định cho hay, lãnh đạo tỉnh đã có ý kiến về việc đặt tên Đại lộ Nobel và vinh danh các nhà khoa học đạt giải Nobel đã đến TP Quy Nhơn.
Sau khi đã đổi giấy phép lái xe (GPLX) mới, khi GPLX cũ hết hạn. Độc giả nên cập nhật thông tin GPLX trên VNeID để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói siết lại quy định ghi âm, ghi hình tại phiên tòa để điều chỉnh tác nghiệp của báo chí; để thẩm phán, kiểm sát viên... không bị tác động tâm lý trước máy quay.
Vụ sập nhà chờ tại bến cảng cặp tàu cao tốc ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang khiến chị Đỗ Thị Trà My (sinh năm 1986), thường trú huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tử vong và 3 người khác bị thương.
Nằm trong ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Phía sau chùa, trên gò đất cao làkhu vườn tháp với 7 ngôi tháp mộ - nơi cất tro cốt và xá lợi của những bậc cao tăng trụ trì. Ở trung tâm vườn tháp là tháp mộ thờ Tổ Cứu Sinh (1696 - 1733), vị tổ lập chùa Liên Phái. Tòa tháp có niên đại gần 300 năm. Đây là ngôi tháp cổ nhất được biết đến ở nội thành Hà Nội...