Tổng thống Yoon Suk-yeol lần đầu tiên xuất hiện tại Tòa án Hiến pháp, nơi đang xem xét nghị quyết luận tội ông của quốc hội.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 21/1 trình diện trước Tòa án Hiến pháp ở Seoul để trả lời chất vấn về lệnh thiết quân luật. Trước đó, Seok Dong-hyeon, luật sư bào chữa cho Tổng thống Yoon, thông báo ông chấp nhận xuất hiện trong phiên điều trần.
Đây là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của Tổng thống Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra Tham nhũng với Quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước. Trong những ngày qua, ông Yoon liên tục từ chối lệnh triệu tập thẩm vấn của CIO với lý do không đủ sức khỏe.
Tại phiên điều trần, Tòa án Hiến pháp sẽ xem xét những bằng chứng mà quốc hội Hàn Quốc chuyển tới để cân nhắc phế truất Tổng thống Yoon vì lệnh thiết quân luật hôm 3/12/2024.
Seok cho biết đội ngũ luật sư sẽ cố hết sức để Tổng thống Yoon có thể "đưa ra những tuyên bố cần thiết" cho tòa xem xét. Trong khi đó, người phát ngôn Tòa án Hiến pháp giải thích rằng các thẩm phán có thể cho ông Yoon cơ hội phát biểu, hoặc chất vấn ông về lệnh thiết quân luật.
Ông Yoon thể hiện thái độ hợp tác với Tòa án Hiến pháp hơn cuộc điều tra hình sự của CIO. Đội ngũ của ông Yoon kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ CIO rằng Tổng thống Hàn Quốc là người chủ mưu "phản loạn", tội danh có thể bị kết án chung thân hoặc tử hình.
Tại phiên tranh luận ở Tòa án Hiến pháp tuần qua, các luật sư của ông Yoon cho rằng kiến nghị luận tội là đòn tấn công chính trị từ đảng Dân chủ (DPK) đối lập. Họ cáo buộc DP lạm dụng ưu thế đa số tại quốc hội để công kích ông Yoon mà không quan tâm đến trật tự hiến pháp của đất nước.
Tòa án có 180 ngày để quyết định chấp thuận hay bác bỏ nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon kể từ thời điểm thụ lý vụ án vào ngày 14/12/2024. Nếu tòa đồng ý với nghị quyết luận tội, ông Yoon sẽ bị phế truất và Hàn Quốc cần tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày. Nếu không bị luận tội, ông sẽ được phục chức.
Thanh Danh (Theo Reuters, Yonhap)
Nga trừng phạt 18 công dân Anh, trong đó có một số quan chức và học giả hàng đầu, với cáo buộc bôi nhọ Moskva và kích động xung đột ở Ukraine.
Ngày 16/3, Thủ tướng Ingrida Šimonytė cho biết, chính phủ muốn làm “nhiều hơn và nhanh hơn” vì an ninh của Lithuania, trong khi Bộ trưởng Aušauskas tiết lộ việc ông được đề nghị hoán đổi chức vụ với một chính trị gia khác.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng khi trang bị vũ khí cho Ukraine, Mỹ đang thúc đẩy Nga tiến tới sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngày 14/1, quân đội Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể bay nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông vào sáng cùng ngày.
Chiều 10-9 (giờ Việt Nam), nghi phạm này đã bị phát hiện và bắt giữ khẩn cấp trong một casino tại Đà Nẵng.
Ngày 4/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo đã tổ chức Tết Cộng đồng - Xuân Quê hương năm 2024 với sự tham gia của gần 800 người Việt Nam tại Áo, một số khách mời từ ngoại giao đoàn, Hội Hữu nghị Áo - Việt và bạn bè người Áo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước thành viên ASEAN cùng đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển Đông.
Cả binh sĩ Nga và Ukraine đều dùng lưới thép để che chắn chiến hào, hầm trú ẩn, khi đối phương tăng cường sử dụng UAV tự sát tập kích.
Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới.