Trả lời Đài truyền hình KBS Hàn Quốc hôm 30-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine chính thức đề nghị Hàn Quốc cung cấp vũ khí và Ukraine sẽ xem lính Triều Tiên như tù binh chiến tranh nếu bắt được.
Hãng thông tấn Ukrinform (Ukraine) ngày 1-11 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề cập đến vấn đề yêu cầu Hàn Quốc viện trợ vũ khí trên Đài phát thanh và truyền hình quốc gia Hàn Quốc KBS.
“Chúng tôi sẽ gửi yêu cầu giúp đỡ Ukraine về tài chính hoặc nhân đạo, y tế và cả hỗ trợ về vũ khí. Chúng tôi sẽ cử đại diện đến Hàn Quốc trong thời gian tới và hai bên sẽ cùng bàn về câu chuyện vũ khí”, ông Zelensky nói trên Đài truyền hình KBS hôm 30-10.
“Chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ, đặc biệt là về pháo binh, phòng không và một số lĩnh vực quan trọng khác”, Tổng thống Zelensky nói. Đồng thời, ông cũng cho biết thêm cả Kiev và Seoul đều đang hành động rất thận trọng.
Tổng thống Ukraine cũng phủ nhận thông tin binh sĩ Ukraine và binh sĩ Triều Tiên đã chạm mặt nhau trên chiến trường, thậm chí một số binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng.
“Dù chưa xảy ra, nhưng việc hai bên chạm mặt nhau cũng sẽ xảy ra trong vài ngày tới”, ông Zelensky nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố nếu các binh sĩ Triều Tiên bị Kiev bắt giữ trên chiến trường, họ sẽ bị đối xử như tù nhân chiến tranh bình thường và không còn khả năng hồi hương.
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là tăng cường nguồn lực để trao đổi các tù nhân Ukraine hiện đang bị quân đội Nga giam giữ. Vì vậy, chúng tôi cũng sẵn sàng trao đổi quân nhân Triều Tiên để đối lấy những công dân Ukraine bị bắt”, ông Zelensky nói thêm.
Hôm 31-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết khoảng 8.000 binh sĩ Triều Tiên hiện đã đến vùng Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine, và những binh sĩ này có thể được đưa đến tiền tuyến Ukraine.
Trong khi đó, Đài KBS dẫn lời các chuyên gia quân sự Hàn Quốc ước tính có khoảng 12.000 binh sĩ Triều Tiên sẽ đồn trú tại Nga, trong đó hầu hết là binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt và một số đơn vị công binh.
Cho đến nay, cả Matxcơva và Bình Nhưỡng đều không trả lời trực tiếp các câu hỏi liên quan đến thông tin điều binh sĩ đến hỗ trợ Nga.
Ngày 3/1, Mỹ tái khẳng định cam kết về biện pháp ngoại giao đối và đối thoại nhằm đạt được phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hải quân Phần Lan cho biết tàu FGS Mecklenburg-Vorpommern của Đức và tàu khu trục NRP Bartolomeu Dias của Bồ Đào Nha sẽ neo tại Helsinki tới ngày 16/4.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles sẽ thăm Malaysia và Philippines trong tuần này.
Chiến dịch tranh cử của bà Harris nhận được khoản quyên góp 540 triệu USD kể từ khi khởi động tháng trước, tuyên bố đây là 'mức kỷ lục trong lịch sử'.
Thủ tướng Nga-Trung điện đàm, Bắc Kinh phản đối Australia cấm TikTok, Malaysia thể hiện quan điểm về Biển Đông … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Lực lượng Houthi tuyên bố phóng loạt tên lửa nhằm vào tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ để trả đũa các vụ không kích Yemen trước đó.
Iran không muốn chiến tranh, nhưng họ rơi vào tình thế buộc phải đáp trả để gỡ thể diện sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát ngay giữa Tehran.
Lãnh đạo nhiều nước NATO bày tỏ quan ngại và ra sức can ngăn, sau khi Tổng thống Pháp lại đề cập khả năng điều quân đội đến Ukraine.
Israel và Hezbollah tấn công nhau mạnh nhất trong nhiều tháng qua. Nhưng có vẻ căng thẳng chỉ leo thang tới mức này.