Sau khi nổ ra cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 3/2011, quan hệ giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: Anadolu) |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: Anadolu) |
Ngày 28/6, Tân Hoa xã đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, không có lý do gì để không thiết lập lại quan hệ với Syria.
Tin liên quan |
Nhật Bản rục rịch tập trận chung với Đức và Tây Ban Nha, Nga lập tức lên tiếng Nhật Bản rục rịch tập trận chung với Đức và Tây Ban Nha, Nga lập tức lên tiếng |
Ông Erdogan nhấn mạnh: “Giống như trước đây chúng ta đã cùng nhau phát triển quan hệ với Syria, chúng ta sẽ hành động cùng nhau theo cách tương tự”.
Khẳng định Ankara không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Damascus, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Bởi vì người dân Syria là một cộng đồng mà chúng ta đã cùng chung sống như những quốc gia anh em”.
Trước đó, ngày 26/6, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố nước này vẫn sẵn sàng đón nhận các sáng kiến liên quan đến mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chức Damascus từng nhiều lần tuyên bố Ankara cần phải chấm dứt sự hiện diện quân sự ở Tây Bắc Syria để hai bên có thể hướng tới bình thường hóa quan hệ.
Tháng 4/2023, các bộ trưởng quốc phòng và giám đốc cơ quan tình báo của Iran, Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đối thoại nhằm khôi phục mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Sau khi nổ ra cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 3/2011, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Ankara đã liên kết với một số nhóm đối lập chống lại Damacus.
Kể từ năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một số hoạt động quân sự ở Syria, cáo buộc chính phủ Syria ủng hộ đảng Công nhân người Kurd, một nhóm nổi dậy bị Ankara coi là tổ chức khủng bố.
Ngoại trưởng Hungary tuyên bố nước này không ủng hộ Thủ tướng Hà Lan Rutte trở thành tổng thư ký tiếp theo của NATO, do những bất đồng trước đây.
4 người thiệt mạng, trong đó có 3 du khách Tây Ban Nha, và nhiều người bị thương sau vụ xả súng tại điểm du lịch ở miền trung Afghanistan.
Israel thông báo cuộc chiến với Hamas chuyển sang 'giai đoạn mới', với bộ binh nước này duy trì hoạt động ở Gaza thay vì rút về sau tập kích.
Ngày 22/9, Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ có bài phát biểu đầu tiên tại Liên hợp quốc, trong Phiên thảo luận cấp cao tại Khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng.
Tàu hải quân Đan Mạch theo sát một tàu hàng Trung Quốc vài ngày sau khi hai tuyến cáp quang ở Biển Baltic bị đứt.
Tại lễ kỷ niệm Quốc khánh, Hiệp hội tem Ankara trưng bày bộ sưu tập tem lịch sử về Việt Nam. Đây là minh chứng cho tình cảm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ dành cho đất nước, con người Việt Nam.
Tổng thống Indonesia thăm Australia, Ấn Độ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh SCO, Nhật Bản đón Tổng giám đốc IAEA... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Tổng thống Cyril Ramaphosa ngày 25/7 bổ nhiệm Thẩm phán Mandisa Maya làm Chánh án mới của Tòa án tối cao Nam Phi.
Sau nhiều năm trong tình trạng quan hệ ngoại giao lạnh giá, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 28/10 tới Rabat theo lời mời của Quốc vương Morocco Mohammed VI.