Tàu hải quân Đan Mạch theo sát một tàu hàng Trung Quốc vài ngày sau khi hai tuyến cáp quang ở Biển Baltic bị đứt.
Dữ liệu theo dõi tàu thuyền của MarineTraffic cho thấy tàu hàng Yi Peng 3 của Trung Quốc đang neo đậu ở eo biển Kattegat giữa Đan Mạch và Thụy Điển hôm nay, trong khi một tàu tuần tra của hải quân Đan Mạch xuất hiện gần đó.
"Chúng tôi xác nhận đang hiện diện gần tàu Yi Peng 3 của Trung Quốc", Bộ Quốc phòng Đan Mạch thông báo trên mạng xã hội và cho biết sẽ không bình luận thêm. Thông báo này gây chú ý vì quân đội Đan Mạch hiếm khi lên tiếng về các tàu hàng qua lại trong vùng biển nước này.
Bộ Quốc phòng Đan Mạch không nêu lý do triển khai tàu tuần tra bám sát tàu hàng Yi Peng 3, nhưng động thái này diễn ra vài ngày sau khi hai tuyến cáp quang chiến lược dưới đáy Biển Baltic đột nhiên bị đứt.
Tàu hàng Trung Quốc rời cảng Ust-Luga của Nga vào 15/11. Tàu này và một số tàu khác đều hoạt động trong khu vực hai tuyến cáp quang đáy biển vào thời điểm chúng bị đứt.
Tuyến cáp quang C-Lion 1 dài 1.200 km, nối giữa thủ đô Helsinki của Phần Lan và cảng Rostock của Đức, ngừng hoạt động từ sáng 18/11 và cần ít nhất 15 ngày để khắc phục. Tuyến cáp quang Arelion dài 218 km nối giữa Litva và đảo Gotland của Thụy Điển cũng bị đứt từ tối 17/11.
Sự việc xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và các công tố viên nước này đã bắt đầu cuộc điều tra sơ bộ vì nghi ngờ có thể đã xảy ra hành vi phá hoại. Ba quốc gia ven Biển Baltic khác bị ảnh hưởng gồm Phần Lan, Đức và Litva cũng đã mở các cuộc điều tra riêng.
Bộ trưởng Phòng vệ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin hôm 19/11 nói lực lượng vũ trang và cảnh sát biển nước này phát hiện hoạt động di chuyển của tàu hàng Yi Peng 3 khớp với thời điểm hai tuyến cáp quang ngừng hoạt động.
Một phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc nói trong cuộc họp báo hôm nay rằng Bắc Kinh luôn yêu cầu các tàu của nước này tuân thủ luật pháp và quy định liên quan.
"Chúng tôi cũng rất coi trọng việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới đáy biển. Cùng với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy việc xây dựng và bảo vệ các tuyến cáp dưới biển cũng như cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu khác", người phát ngôn cho hay.
Huyền Lê (Theo Reuters)
Sáng 26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã vinh dự đón Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, ông M.U.M Ali Sabry đến viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại trụ sở Đại sứ quán.
Tỷ phú Lynch thiệt mạng ngay sau người bạn vừa thoát truy tố trong cùng vụ án, trong sự cố 'rất hy hữu' trên du thuyền được đặt tên theo một chuyên gia về xác suất.
Tổng thống Hungary Sulyok sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh của 9 nước châu Âu ở sườn đông NATO, khi Budapest và liên minh ngày càng bất đồng.
Video cận cảnh UAV mới trang bị tên lửa không đối không của Iran. Iran vừa tiết lộ khả năng không đối không mới cho máy bay không người lái (UAV) chiến đấu Karrar của nước này. Theo đó, phiên bản mới của UAV Karrar đã được ra mắt tại một buổi lễ tổ chức ở Học viện Phòng không Khatam Al-Anbia ở Tehran với sự tham dự của nhiều nhân vật cấp cao trong chính phủ và quân đội Iran. UAV Karrar có tầm hoạt động lên đến 1.000 km và trang bị tên lửa không...
Trả lời phỏng vấn tạp chí Các vấn đề quốc tế, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, sở hữu vũ khí hạt nhân trong bối cảnh răn đe ngày nay là phản ứng khả thi duy nhất trước một số mối đe dọa nghiêm trọng từ bên ngoài đối với an ninh của Nga.
Giới chức Philippines cho biết một vụ đánh bom tự chế đã xảy ra ngày 17/4 ở thị trấn Isulan, tỉnh Sultan Kudarat, miền Nam nước này, làm nổ tung 1 chiếc xe buýt và khiến ít nhất 8 người bị thương.
Cứu hộ Indonesia tìm thấy thi thể 11 người leo núi, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng trong vụ núi lửa trên đảo Sumatra phun trào lên 22.
Nhà tù 'Sói Bắc cực', nơi nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny đột tử, là một trong những cơ sở giam giữ nghiêm ngặt nhất nước Nga.
Theo các nguồn tin vừa tiết lộ với báo Washington Post, Israel sẽ tấn công các địa điểm quân sự ở Iran thay vì cơ sở dầu mỏ hay hạt nhân.