Liên minh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn hợp tác để ngăn phe cực hữu chiến thắng, nhưng đây là việc không hề dễ dàng.
Hôm 1-7, Hãng tin Reuters dẫn kết quả chính thức từ Bộ Nội vụ Pháp cho biết Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu của bà Marine Le Pen đã giành chiến thắng tại vòng bỏ phiếu Quốc hội đầu tiên.
RN và các đồng minh theo đó đã nhận được khoảng 33% phiếu bầu, kế đến là liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NPF) với 28%. Nhóm trung dung của Tổng thống Macron chỉ về đích thứ ba với 20%.
Đây là kết quả thất vọng với ông Macron, người đã quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Ngược lại, tỉ lệ phiếu bầu trên được cho là một chiến thắng mang tính lịch sử của RN cũng như nhóm cực hữu tại Pháp.
Hiện nay, RN đang bước vào vòng bầu cử thứ hai với sự tự tin lớn, mặc dù kết quả cuối cùng còn lệ thuộc vào thời gian xây dựng liên minh trước cuộc bỏ phiếu tuần tới.
Tại Pháp cũng như châu Âu, RN bị nhận xét là một chính đảng chống nhập cư, hoài nghi về châu Âu.
Sau giai đoạn dài bị ghẻ lạnh ở Pháp, RN đang tiến gần tới quyền lực hơn bao giờ hết. Bà Le Pen được cho đã tìm cách củng cố hình ảnh của đảng này, tránh khỏi những nhận xét mang tính tiêu cực như phân biệt chủng tộc hoặc bài Do Thái.
Cách điều chỉnh này trở nên hiệu quả khi cử tri phẫn nộ với thành tích kinh tế của Pháp dưới thời ông Macron, cũng như những lo ngại liên quan tới vấn đề nhập cư trong xã hội nước này.
Tuần tới là thời điểm RN đứng trước ngưỡng cửa thành lập chính phủ nếu chiếm đa số, trong khi các đảng khác tìm cách thỏa hiệp với nhau để ngăn điều này xảy ra.
Hôm 30-6, lãnh đạo từ cả NPF lẫn liên minh trung dung của ông Macron đều khẳng định sẽ rút ứng viên của mình tại các khu vực bầu cử, nếu có ứng viên khác sở hữu lượng ủng hộ đông hơn, đủ sức đánh bại đại diện của RN.
Giới quan sát nhìn nhận RN có thể đẩy chính trị Pháp vào thế tam mã, và có khả năng nếu đảng này thắng một ghế trong đường đua ấy, các đảng ở vị trí thứ hai và ba cần đàm phán để quyết định ai sẽ bỏ cuộc.
Để thành công, dĩ nhiên chiến thuật này đòi hỏi sự thỏa hiệp, nơi các cử tri trung tả ủng hộ một ứng viên trung hữu và ngược lại.
Dù vậy, cái gọi là "mặt trận Cộng hòa" ấy đang bị đánh giá suy yếu, khi cử tri ngày càng có xu hướng không muốn bỏ phiếu cho các đảng khác, vốn mang lập trường chính sách không phù hợp với họ trên nhiều mặt.
Mới đây, Azerbaijan đã kêu gọi các chính phủ thỏa hiệp nhằm phá vỡ bế tắc trong nỗ lực giúp các nước nghèo hơn ứng phó tình trạng nóng lên toàn cầu.
Đài Loan tố Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu và máy bay không người lái (drone) tuần tra xung quanh hòn đảo này sau khi Mỹ phê duyệt đợt bán vũ khí mới nhất cho Đài Loan.
Ứng cử viên tổng thống Prabowo Subianto đã gia tăng cách biệt lên hơn 20 điểm so với 2 đối thủ còn lại trước thềm cuộc bầu cử ngày 14/2/2024, theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố ngày 10/12.
Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã báo trước cho Nga về âm mưu tấn công thứ hai của tổ chức IS nhắm vào một trung tâm thương mại.
Tổng thống Macron nói đại sứ Pháp tại Niger đang sống như con tin trong sứ quán và cáo buộc chính quyền quân sự ngăn giao thực phẩm cho ông.
Bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay chứng kiến nhiều tình huống bất ngờ, có tác động không nhỏ tới lựa chọn của các cử tri Mỹ.
5 con ngựa kỵ binh hoảng loạn bỏ chạy vì tiếng ồn, hất văng 4 binh sĩ trước khi chạy trên đường phố trung tâm London và va chạm với phương tiện.
Ngày 24/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông đã bổ nhiệm Chuẩn tướng Andriy Hnatov làm Tư lệnh Lực lượng liên quân nước này, thay thế Trung tướng Yury Sodol.
Lãnh đạo vùng Valencia thừa nhận đã sai sót trong ứng phó đợt lũ khiến hơn 200 người chết tháng trước, nhưng không nhắc những lời kêu gọi từ chức.