Tổng thống Macron nói đại sứ Pháp tại Niger đang sống như con tin trong sứ quán và cáo buộc chính quyền quân sự ngăn giao thực phẩm cho ông.
"Đại sứ Sylvain Itte và nhân viên ngoại giao đang bị bắt làm con tin trong sứ quán Pháp. Họ ngăn cản việc giao thực phẩm nên đại sứ đang sống nhờ khẩu phần quân đội", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với phóng viên ở thị trấn Semur-en-Auxois, miền đông nước Pháp, ngày 15/9.
Sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum ngày 26/7, chính quyền quân sự Niger yêu cầu đại sứ Pháp Itte phải rời khỏi đất nước. Tuy nhiên sau thời hạn 48 giờ, ông Itte vẫn ở lại Niger vì chính phủ Pháp không công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự.
Cuộc đảo chính đã bị Pháp và hầu hết nước láng giềng của Niger lên án. Theo Tổng thống Macron, đại sứ Pháp "không thể ra ngoài, bị trục xuất và không được cung cấp thức ăn".
Khi được hỏi liệu Pháp có cân nhắc đưa ông về nước hay không, Tổng thống Macron nói "sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi đã thống nhất với Tổng thống Bazoum vì ông ấy có thẩm quyền hợp pháp". "Tôi trao đổi với ông ấy hàng ngày", ông Macron cho hay.
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna sau đó cho biết đại sứ "đang làm việc" và duy trì chức vụ bao lâu tùy theo quyết định của Paris.
"Đại sứ đang phát huy vai trò nhờ các mối liên hệ cũng như đội ngũ của ông ấy", bà Colonna nói, thêm rằng vẫn còn một nhóm nhỏ đi cùng đại sứ.
Pháp duy trì khoảng 1.500 binh sĩ ở Niger để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bazoum đối phó phiến quân Hồi giáo cực đoan. Quan hệ song phương lao dốc sau khi quân đội đảo chính lật đổ ông Bazoum cuối tháng 7. Pháp tuyên bố ủng hộ tổng thống bị lật đổ, từ chối công nhận chính quyền quân sự.
Chính quyền quân sự Niger ngày 3/8 hủy các thỏa thuận quân sự với Pháp, tuyên bố trục xuất đại sứ Pháp Sylvain Itte và rút quyền miễn trừ ngoại giao của ông. Pháp từ chối thực hiện yêu cầu, nói rằng chính quyền hiện tại không có quyền hợp pháp để trục xuất đại sứ.
Người Niger ủng hộ chính quyền quân sự nhiều lần biểu tình yêu cầu Pháp rút quân. Paris đầu tháng cho biết bất kỳ việc tái triển khai nào chỉ có thể được đàm phán với ông Bazoum.
Huyền Lê (Theo AFP)
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.
Chủ tịch Quốc hội Georgia Shalva Papuashvili ngày 27/10 xác nhận đảng cầm quyền 'Giấc mơ Georgia' đã giành được 90 trong số 150 ghế sau khi hơn 99% phiếu bầu từ các điểm bỏ phiếu đã được kiểm trong cuộc bầu cử quốc hội của nước này.
Hãng thông tấn Interfax ngày 31/8 trích dẫn dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan vận tải hàng không Liên bang Nga cho thấy 1 chiếc trực thăng của nước này chở 3 thành viên phi hành đoàn và 19 hành khách đã mất tích ở Bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông.
Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cảnh báo Israel sẽ phải đối mặt 'hậu quả cay đắng', sau vụ tập kích tên lửa vào nước này.
Việt Nam kêu gọi Trung Quốc và Philippines kiềm chế sau khi có thông tin về vụ va chạm giữa tàu công vụ hai nước ở bãi Cỏ Mây.
Bánh Trung thu được làm tại huyện Thần Trì là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn Tây, từng khiến Vua Khang Hi bất ngờ vì để được lâu.
Trung Quốc từ chối bồi thường cho Philippines, Chủ tịch Trung Quốc thăm Tajikistan, Tổng thống Hàn Quốc tới Mỹ dự Thượng đỉnh NATO, Nga và Trung Quốc đề xuất hệ thống an ninh Á-Âu mới, Hezbollah và Hamas thảo luận về Gaza…là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông mở dịch vụ cắt nhỏ ảnh cưới của những cặp ly hôn, giải thích rằng đây là cách bảo vệ quyền riêng tư.
Philippines cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tới và yêu cầu Bắc Kinh dừng các hành động khiêu khích sau 2 vụ va chạm gần đây ở khu vực bãi Cỏ Mây.