Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb có mặt ở Kiev ngày 3-4 để cùng người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký thỏa thuận an ninh 10 năm.
Theo văn phòng của Tổng thống Stubb, thỏa thuận bao gồm hợp tác an ninh và hỗ trợ lâu dài, bao gồm viện trợ quốc phòng cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, cũng như để Kiev cải cách và tái thiết.
"Thỏa thuận an ninh 10 năm là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Phần Lan trong việc hỗ trợ Ukraine", văn phòng của Tổng thống Stubb cho hay.
Phần Lan sẽ gửi thêm cho Ukraine 188 triệu euro (203 triệu USD) viện trợ quân sự, cùng một gói vật tư bao gồm đạn dược hạng nặng, vũ khí phòng không và một số thứ khác.
Gói viện trợ mới nâng tổng mức hỗ trợ của Phần Lan cho quốc phòng Ukraine kể từ 2022 tới nay lên khoảng 2 tỉ euro (2,1 tỉ USD).
"Chúng tôi không hỗ trợ quân sự chỉ để Ukraine tự vệ, chúng tôi hỗ trợ để Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này", tổng thống Phần Lan nói.
Văn phòng của ông Zelensky thì cho biết Phần Lan đang chuẩn bị kế hoạch 4 năm để hỗ trợ Ukraine phục hồi và phát triển với ngân sách khoảng 290 triệu euro (313 triệu USD).
Theo Hãng tin Reuters, Ukraine phụ thuộc nhiều vào hệ thống phòng không của phương Tây để chống lại lực lượng vốn áp đảo về vũ khí của Nga.
Cũng trong ngày 3-4, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhận định rằng các đối tác của Kiev không cung cấp đủ vũ khí phòng không để nước này có thể tự vệ.
Các ngoại trưởng NATO đang họp tại Brussels (Bỉ) để bàn cách hỗ trợ quân sự cho Ukraine theo cách bền vững hơn, nhằm đề phòng trường hợp ông Trump trở lại Nhà Trắng và cắt giảm viện trợ cho Kiev.
Trong đó, đề xuất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về quỹ 5 năm trị giá 100 tỉ euro (107 tỉ USD) nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ các nước thành viên. Chủ yếu ý kiến phản đối nằm ở chuyện NATO không có đủ ngân sách hay cách nào để huy động số tiền lớn như vậy.
Trong một diễn biến khác ngày 3-4, Nga cho rằng NATO đã quay trở lại tư duy Chiến tranh Lạnh.
Nhà Trắng mời các phi công B-2 và người thân tới dự cuộc picnic ở Bãi cỏ phía Nam nhân dịp Quốc khánh Mỹ, nơi ông Trump khuyến khích họ tiết lộ danh tính.
Tổng thống Trump nói rất không hài lòng về cuộc điện đàm với ông Putin, đề cập tới khả năng siết lệnh trừng phạt Nga khi đàm phán bế tắc.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.