Tổng thống Panama Jose Raul Mulino ngày 30/1 tuyên bố sẽ không thảo luận về quyền kiểm soát kênh đào Panama tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, người dự kiến thăm quốc gia Trung Mỹ này vào cuối tuần trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới.
![]() |
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino. (Nguồn: Reuters) |
Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc họp báo hàng tuần, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa giành quyền kiểm soát kênh đào, cho rằng Trung Quốc đang điều hành tuyến hàng hải quan trọng này. Tuy nhiên, chính phủ Panama đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc.
Tin liên quan |
![]() |
“Tôi không thể đàm phán và càng không thể mở ra một quá trình đàm phán về kênh đào. Kênh đào thuộc về Panama”, Tổng thống Mulino nhấn mạnh.
Kênh đào Panama là tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km, kết nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Cơ quan quản lý kênh đào Panama (ACP) - tổ chức tự chủ do chính phủ Panama giám sát - chịu trách nhiệm vận hành.
Mỹ đã xây dựng kênh đào này vào đầu thế kỷ XX và chuyển giao quyền kiểm soát cho Panama vào năm 1999, hai thập kỷ sau khi ký hiệp ước bảo đảm tính trung lập vĩnh viễn của nơi đây.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Donald Trump, Panama đang vi phạm hiệp ước này, đồng thời cáo buộc Trung Quốc kiểm soát kênh đào và triển khai binh sĩ tại đây. Ông Trump cũng cho rằng Mỹ đang bị thu phí quá cao khi lưu thông qua đây.
Đáp lại, ông Mulino khẳng định "kênh đào Panama do Panama kiểm soát và việc quản lý kênh luôn nằm trong tay người Panama”.
Mặc dù Panama điều hành kênh đào, nhưng hai cảng ở lối vào Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của kênh này do công ty CK Hutchinson niêm yết tại Hongkong (Trung Quốc) quản lý. Ngoài ra, một số cảng gần kênh đào cũng do các doanh nghiệp tư nhân đến từ Mỹ, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) vận hành.
Khi được hỏi liệu Panama có thể thu hồi nhượng quyền từ các công ty liên quan đến Trung Quốc hay không, ông Mulino chỉ rõ, điều này không nằm trong kế hoạch.
“Panama là một quốc gia thượng tôn pháp luật. Nếu tôi tước bỏ nhượng quyền chỉ vì đó là công ty Trung Quốc, hoặc làm điều đó theo yêu cầu của ai đó, thì đó không phải là hình ảnh mà chúng tôi muốn thể hiện với các nhà đầu tư nước ngoài”, Tổng thống Mulino nhấn mạnh.
Ngày 2/2, một trong những trực thăng của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MONUSCO) đã bị tấn công vũ trang, nghi do các thành viên thuộc Phong trào 23 tháng 3 (M23) thực hiện.
Quan chức LHQ Philippe Lazzarini tố cáo Israel cản trở nguồn viện trợ cho Dải Gaza khi khu vực đứng trước nguy cơ 'nạn đói toàn diện'.
Tạp chí của Bộ Quốc phòng Nga cho rằng nước này có thể bị tấn công đồng thời trên nhiều mặt trận trong trường hợp xảy ra xung đột với 'kẻ thù'.
Một thuyền chở 10 hành khách đã bị lật trên khúc sông chảy qua huyện Pakbaeng, tỉnh Oudomxay, Bắc Lào vào cuối tuần qua, khiến 3 người thiệt mạng (đã tìm thấy thi thể) và 2 người mất tích.
Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Mỹ Latinh, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, bầu cử tổng thống Romania... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) khẳng định Mông Cổ có nghĩa vụ phải bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo Quy chế Rome. Ukraine cũng kêu gọi Mông Cổ bắt Tổng thống Nga.
Israel đang đối diện sức ép từ nhiều phía trong lúc nước này tăng cường quy mô các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Hamas ở Dải Gaza.
Ngày 11/4, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hé lộ về phản ứng của nước này với thông tin liên minh an ninh 3 bên AUKUS - gồm Mỹ, Anh và Australia - để mắt tới Seoul cho vị trí đối tác.
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các âu tàu tại đập Tam Hiệp - dự án thủy điện lớn nhất thế giới - đã vượt quá 1,91 tỉ tấn...