Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954

22:40 18/07/2024

Trên thực tế, Hội nghị Geneva năm 1954 là do bốn cường quốc: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô triệu tập và quá trình thương lượng lại bị chi phối bởi ngoại giao các nước lớn kể cả Trung Quốc và mỗi bên đều muốn tận dụng hội nghị nhằm phục vụ ý đồ, lợi ích riêng của mình.

Chỉ một ngày sau khi quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc và kết thúc ngày 21/7/1954 với sự tham gia của chín bên là Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH), Quốc gia Việt Nam (Chính quyền Bảo Đại), Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia.

Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak có mặt tại Geneva, nhưng không được chính thức tham gia hội nghị do các nước phương Tây ngăn cản.

Pháp

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Thủ tướng Pháp Mendès France (trái) và Ngoại trưởng Liên Xô V. Molotov.

Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp muốn thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, hy vọng trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế nhiều bên được Mỹ và Anh hậu thuẫn và như vậy sẽ tránh khỏi đàm phán trực tiếp song phương với Chính phủ Việt Nam DCCH.

Ban đầu phái đoàn Pháp thể hiện một lập trường cứng rắn, cố gắng xoa dịu dư luận, đồng thời tranh thủ thời gian cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Pháp chủ trương chỉ giải quyết vấn đề quân sự theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là ngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng không chính quy mà không có giải pháp chính trị.

Ngày 12/6/1954, Nội các bảo thủ của Thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức. Mendès France thuộc phái chủ hòa được chỉ định thành lập chính phủ mới. Ngày 21/6/1954 trong lễ nhậm chức Thủ tướng mới, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương.

Với thái độ mềm dẻo hơn, chính phủ mới của Pháp muốn rút khỏi chiến tranh Đông Dương trong danh dự đồng thời duy trì những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng văn hóa tại Lào, Campuchia và Việt Nam.

Anh

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Trưởng đoàn Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden, tham dự Hội nghị Geneva năm 1954. (Nguồn: Gettyimages)

Anh lo duy trì quyền lợi ở Hong Kong và Trung Hoa lục địa nên đã công nhận Trung Quốc từ ngày 6/1/1950. Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm cả việc thành lập khối Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) cho đến khi “lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà bình” được Mỹ chấp thuận.

Như vậy, Anh sẽ không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ. Ngoài ra, Anh cũng chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Ngày 2/6/1954 tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Anh ở Washington, hai bên đã ra tuyên bố chung đe dọa rằng “nếu hội nghị thất bại, tình hình thế giới sẽ trở nên rất nghiêm trọng”.

Đồng thời, hai bên thỏa thuận một danh sách bảy điều kiện cho giải pháp về Đông Dương mà cả hai bên cam kết tôn trọng.

Mỹ

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bedell Smith dự Hội nghị Geneva, tháng 5/1954.

Tại Hội nghị Tứ cường ở Berlin, lúc đầu Mỹ không muốn có giải pháp thương lượng về Đông Dương, về sau miễn cưỡng chấp nhận vì muốn tạo thế cho Nội các Laniel thúc ép Quốc hội Pháp phê chuẩn Hiệp ước thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu và ngăn ngừa phe chủ hòa ở Pháp lên nắm quyền. Thậm chí, Mỹ đã yêu cầu Pháp bằng mọi cách không được thất bại ở Đông Dương do lo ngại phong trào Cộng sản sẽ lan rộng khắp Đông Nam Á.

Mỹ thậm chí còn đưa ra đe dọa trực tiếp can thiệp quân sự vào Đông Dương. Ngoại trưởng Mỹ Dulles khi rời Geneva ba ngày trước khi hội nghị về Đông Dương khai mạc đã chỉ thị cho phái đoàn Mỹ “chỉ đóng vai trò trong phạm vi người quan sát”. Tại Việt Nam, Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch thay thế Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên thay Bửu Lộc làm “Thủ tướng Quốc gia Việt Nam”.

Khi các bên đạt được giải pháp, phái đoàn Mỹ từ chối ký bản Tuyên bố chung và không công nhận Hiệp định, nhưng lại tuyên bố nước này “sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”. Mỹ muốn dùng lá bài Liên hợp quốc để can thiệp vào Đông Dương, kể cả sau khi Hiệp định được ký kết.

Chính phủ Mỹ “tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất [của Việt Nam] thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên hợp quốc để bảo đảm [tổng tuyển cử] diễn ra công bằng”.

Liên Xô

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Trưởng đoàn Việt Nam DCCH Phạm Văn Đồng và Trưởng đoàn Liên Xô V. Molotov. (Nguồn: Gettyimages)

Liên Xô là nước đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị nhằm thúc đẩy hòa dịu quốc tế nên tìm mọi cách không để cho Hội nghị thất bại, tạo cớ cho Mỹ mở rộng chiến tranh. Lập trường của Liên Xô là cuộc chiến tranh Đông Dương cần được giải quyết bằng thương lượng với giải pháp “thỏa đáng cho các bên liên quan”.

Liên Xô muốn giúp Pháp rút khỏi Đông Dương trong danh dự để Quốc hội Pháp không thông qua Hiệp ước thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu. “Dĩ nhiên, khả năng dùng con đường kết thúc cuộc xung đột để thúc giục Pháp từ bỏ ý tưởng Cộng đồng phòng thủ châu Âu cũng đã được tính đến”.

“Trong bối cảnh đó, Liên Xô có khả năng không chỉ hạn chế đáng kể các kế hoạch toàn cầu của Mỹ, mà cũng giúp Pháp rút khỏi Việt Nam mà “không bị mất mặt”. Liên Xô tìm mọi cách mời được Trung Quốc tham dự hội nghị nhằm nâng cao vị thế của Trung Quốc.

Trung Quốc

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai dự Hội nghị Geneva năm 1954. (Nguồn: Gettyimages)

Với Trung Quốc, Hội nghị Geneva là cơ hội có một không hai cho phép họ trở thành một nước lớn có vai trò ở châu Á, nâng cao vị thế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây, tạo môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Trung Quốc tìm mọi cách đạt được một hiệp định nhằm phá thế bao vây cô lập của Mỹ và tránh tạo cớ cho Mỹ can thiệp vào Đông Dương.

Trung Quốc khuyên Việt Nam nên đưa ra những điều kiện “công bằng và hợp lý”, để Pháp có thể chấp nhận được, “giản đơn và rõ ràng” để dễ hiệp thương, “tránh thảo luận mất thì giờ, kéo dài đàm phán tạo cớ cho Mỹ phá hoại đàm phán”. Chính tại cuộc gặp gỡ ở Bern ngày 23/6/1954, Chu Ân Lai đã nhượng bộ Mendès France về một trong hai vấn đề quan trọng nhất là xác định giới tuyến chia cắt tạm thời hai miền Việt Nam.

Việt Nam

Với Việt Nam, lập trường đàm phán đã được nêu rõ trong bài phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tờ báo Expressen Thụy Điển ngày 26/10/1953: “sẵn sàng đàm phán nếu Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình...” “Cơ sở của đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”.

Phương thức đàm phán là “thương lượng đình chiến chủ yếu... giữa Chính phủ Việt Nam DCCH và Chính phủ Pháp”.

Về xu thế chung trên thế giới, trong Báo cáo trước Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rằng “mục đích chính của phe ta là làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng” và chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp trên thế giới bằng thương lượng.

Về thời điểm đàm phán. Ngày 1/5/1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quán triệt: “ta không đánh giá quá cao Hội nghị Geneva nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ làm cho Hội nghị Geneva bắt đầu để đi đến các cuộc gặp khác”.

Ý đồ, quan điểm của các bên và kết quả Hội nghị Geneva năm 1954
Đại sứ, PGS. TS. Dương Văn Quảng.

Ngày 10/5/1954 Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng, đã trình bày lập trường Tám điểm giải pháp toàn diện cho vấn đề Đông Dương. Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương.

Mặc dù có nhiều diễn biến không thuận trong khuôn khổ Hội nghị và giữa các nước lớn, Việt Nam đã kiên trì đấu tranh cho một giải pháp toàn diện cả quân sự và chính trị. Mặt quân sự là ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Mặt chính trị là bảo đảm hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Trước những bế tắc của Hội nghị do các bên không tìm được tiếng nói chung, cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai diễn ra tại Liễu Châu từ 3-5/7/1954 mang tính quyết định, trao đổi về các vấn đề phân vùng tập kết, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề Lào và Campuchia.

Hội nghị diễn ra trong ba giai đoạn dưới sự đồng chủ tọa của Anh và Liên Xô với 7 phiên họp toàn thể, 24 phiên họp hẹp và đặc biệt có các cuộc tiếp xúc ngoại giao hành lang dồn dập giữa các bên tại Thụy Sỹ và tại thủ đô một số nước.

Ngày 20/7/1954, ba Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết; ngày 21/7/1954, Hội nghị kết thúc, thông qua Tuyên bố chung bao gồm 13 điểm với những nội dung quan trọng như đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm và các quy định về thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương.

Tại Hội nghị Tứ cường (gồm các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp) họp tại Berlin từ 25/01 đến 18/02/1954, Mỹ chấp thuận gợi ý của Liên Xô về việc tổ chức hội nghị quốc tế tại Geneva ngày 26/4 để bàn giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và về vấn đề Đông Dương.

Hội nghị Tứ cường quyết định Liên Xô đứng ra mời Trung Quốc. Ngày 27/4 tại Geneva, Ngoại trưởng Liên Xô và Pháp gặp nhau. Ngoại trưởng Pháp Bidault đề nghị mời năm nước lớn, bốn chính quyền Đông Dương (Việt Nam DCCH và ba chính quyền ngụy) và có thể mời thêm Thái Lan, Miến Điện. Ngoại trưởng Liên Xô Molotov đưa ra phương án không có Thái Lan và Miến Điện và ông ta sẽ cùng Ngoại trưởng Anh Eden luân phiên làm chủ tịch các phiên họp. Hai bên nhất trí phương án này (như vậy, ngay từ đầu, Molotov không đề nghị mời hai chính quyền cách mạng Lào và Campuchia).

Ngoài các đoàn chính thức, Ấn Độ cử ông Krishna Menon, một nhà ngoại giao đến Geneva tham gia nhiều hoạt động trong quá trình diễn ra Hội nghị.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

12:40 19/03/2024

Ngày 18/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Manila và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà Philippines và Nhật Bản.

Algeria và Nga tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực

Algeria và Nga tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực

10:30 15/06/2023

Tại cuộc gặp Thủ tướng Nga Mishustin, Tổng thống Algeria Tebboune mong muốn hai nước tăng cường quan hệ trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa và khởi nghiệp.

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

08:00 19/04/2024

Mỹ bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ, khi văn kiện được bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an.

Nhiều người bị đâm bằng dao tại trung tâm thương mại lớn ở Sydney, Australia

Nhiều người bị đâm bằng dao tại trung tâm thương mại lớn ở Sydney, Australia

17:00 13/04/2024

Trang tin news.com.au cho biết, ngày 13/4, hàng trăm người đã được sơ tán khỏi một trung tâm mua sắm ở Sydney của Australia sau khi có nghi ngờ xảy ra tấn công bằng dao.

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

08:45 27/10/2024

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, tiến trình thúc đẩy công bằng khí hậu mà các nước trong đó có Vanuatu và Việt Nam phối hợp thực hiện thời gian qua đã có nhiều tiến triển.

Thành phố Thụy Điển kêu gọi người dân chào hỏi nhau

Thành phố Thụy Điển kêu gọi người dân chào hỏi nhau

12:50 22/11/2023

Thành phố Luleå đang thúc đẩy chiến dịch chào nhau trong mùa đông để người dân bớt cô đơn.

Việt Nam đóng góp 500.000 USD cứu trợ nhân đạo người Palestine

Việt Nam đóng góp 500.000 USD cứu trợ nhân đạo người Palestine

07:30 30/11/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD để cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine tại Dải Gaza.

Hậu trường đàm phán để đưa người nước ngoài rời Gaza

Hậu trường đàm phán để đưa người nước ngoài rời Gaza

06:30 04/11/2023

Sau gần một tháng xung đột với nhiều cuộc đàm phán khó khăn và phức tạp, nhóm người nước ngoài đầu tiên đã được phép rời Dải Gaza.

Colombia thiết lập vùng bảo vệ xác tàu châu báu hơn 300 năm tuổi

Colombia thiết lập vùng bảo vệ xác tàu châu báu hơn 300 năm tuổi

16:00 23/05/2024

Colombia tuyên bố thiết lập 'vùng khảo cổ được bảo vệ' ở khu vực có xác tàu chở châu báu sang Tây Ban Nha vào thế kỷ 18.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới