Tối ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thủ đô London, Anh, bắt đầu chuyến công du châu Âu với nhiều lịch trình và trọng tâm liên quan tới Ukraine.
(07.10) Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay Delaward trước khi lên đường tới Anh ngày 9/7. (Nguồn: Reuters) |
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Dover, Delaware trước khi lên đường tới Anh ngày 9/7, bắt đầu công du châu Âu. (Nguồn: Reuters) |
Theo lịch trình được Nhà Trắng công bố, trong ngày 10/7 tại Anh, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Rishi Sunak, thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu với Vua Charles.
Tin liên quan |
Lãnh đạo Hàn-Nhật bàn về nước thải nhiễm xạ bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO? Lãnh đạo Hàn-Nhật bàn về nước thải nhiễm xạ bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO? |
Phần chính trong chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo này là việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Vilnius, Litva ngày 11-12/7. Vấn đề trọng tâm của cuộc họp cấp cao này sẽ là quá trình gia nhập của Thụy Điển, lập trường với nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine và việc gửi máy bay chiến đấu F-16 cho quốc gia Đông Âu này.
Sau đó một ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ thăm Phần Lan, quốc gia mới từ bỏ lập trường trung lập truyền thống để xin gia nhập NATO. Ông là nguyên thủ Mỹ đầu tiên tới Helsinki sau 5 năm, sau khi người tiền nhiệm Donald Trump hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại thành phố này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Biden dự kiến cũng sẽ tiếp xúc với lãnh đạo nhiều nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng quyết định gây tranh cãi mới đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ được thảo luận tại những sự kiện này, cho dù là ở Anh, Litva hay Phần Lan.
Tuần qua, Nhà Trắng tuyên bố sẽ gửi bom chùm tới Ukraine, ít nhiều đảo ngược một phần chính sách truyền thống của xứ cờ hoa về sử dụng vũ khí này. Quyết định trên đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ nhiều nghị sĩ Quốc hội cùng một số đồng minh, đối tác như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy, Canada và New Zealand.
Ukraine thông qua dự luật huy động quân đội, Mỹ, Australia, Nhật, Philippines tuần tra nhiều hơn ở Biển Đông, Tổng thống Ukraine công khai kế hoạch phá cầu Crimea, Nga tấn công tên lửa vào nhiều thành phố ở Ukraine...là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Các nhà ngoại giao tiết lộ hơn 550 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng trong lễ Hajj ở Mecca, hầu hết do sốc nhiệt.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị bắn nhiều phát sau cuộc họp chính phủ và được đưa vào bệnh viện, nhưng chưa rõ thương tích.
Tên lửa hành trình Kh-101 tập kích Ukraine gần đây dường như mang đầu đạn kép lớn gấp đôi nguyên bản, có khả năng gây thiệt hại nặng hơn.
Loạt đợt tiến công của Nga tăng áp lực lên phòng tuyến Ukraine xây dựng vội vàng gần Avdeevka, khiến nó có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Ngày 30/5, nhằm tôn vinh sức mạnh của vui chơi, Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi đầu tiên tại Việt Nam đã được tổ chức ra tại Ngôi nhà Xanh Một Liên hợp quốc tại Hà Nội.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, quân đội nước này đã tiến hành tập trận, bắn 400 quả đạn pháo vào vùng biển phía Nam Đường giới hạn phía Bắc (NLL), biên giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên.
Tổng thống Zelensky nói khoản viện trợ 61 tỷ USD cho thấy Mỹ luôn sát cánh cùng Ukraine và nước này sẽ không trở thành 'Afghanistan thứ hai'.
Các cử tri Uzbekistan đã thông qua gói sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 30/4, cho phép ông Mirziyoyev tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa và kéo dài mỗi nhiệm kỳ từ 5 năm lên 7 năm.