Tổng thống Macron nói châu Âu cần Trung Quốc và kêu gọi tái thiết quan hệ kinh tế với Bắc Kinh ngay trước thềm chuyến thăm của ông Tập.
"Để tôi nói rõ rằng tôi không đề xuất tách rời Trung Quốc. Chúng tôi cần người Trung Quốc, cho dù đó là vấn đề khí hậu hay an ninh", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin trong nước La Tribune hôm nay.
Ông Macron nhấn mạnh châu Âu cần tái lập quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo an ninh kinh tế, đồng thời cho rằng lục địa này có thể đóng vai trò cân bằng cho phép Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực kinh tế toàn cầu.
"Tôi kêu gọi một sự tái thiết, vì Trung Quốc dư thừa năng lượng sản xuất trong nhiều lĩnh vực và xuất khẩu số lượng lớn sang châu Âu", ông Macron nói. "Chúng tôi muốn đạt được mối quan hệ có đi có lại và tính đến các yếu tố an ninh kinh tế".
Bình luận của ông Macron đưa ra ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước Pháp hai ngày vào hôm nay. Pháp là điểm dừng chân thứ nhất trong chuyến công du đầu tiên của ông Tập tới châu Âu trong 5 năm qua. Lãnh đạo Trung Quốc dự kiến hội đàm cùng ông Macron và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Các quan chức am hiểu vấn đề cho biết Pháp cũng sẽ tìm cách thúc đẩy xuất khẩu nông sản nước này vào thị trường Trung Quốc và giải quyết những mối lo ngại của ngành mỹ phẩm Pháp về quyền sở hữu trí tuệ.
Giới quan sát cho rằng hy vọng tái lập quan hệ với Trung Quốc của Tổng thống Pháp khó có thể dễ dàng thực hiện trong thời điểm cạnh tranh thương mại giữa Bắc Kinh và châu Âu ngày càng gia tăng.
Paris đang ủng hộ cuộc điều tra của Liên minh châu Âu (EU) về xuất khẩu xe điện của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh hồi tháng 1 mở cuộc điều tra về nhập khẩu rượu mạnh chủ yếu do Pháp sản xuất. Đây được cho là những động thái ăn miếng trả miếng giữa hai bên.
Paris đã nỗ lực tìm cách tác động Bắc Kinh nhằm gây áp lực cho Moskva ngừng chiến dịch ở Ukraine, song đạt được rất ít tiến bộ ngoài việc ông Tập lần đầu điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky ngay sau khi ông Macron thăm Bắc Kinh năm ngoái.
Sau khi tới Pháp, ông Tập dự kiến tới Serbia và Hungary, những nước thân thiện với Nga ở châu Âu.
Thanh Tâm (Theo Firstpost, Reuters)
Các quan chức Mỹ thừa nhận lá chắn Vòm Sắt có thể quá tải nếu Hezbollah huy động kho tên lửa và UAV cho xung đột toàn diện với Israel.
Ngày 3/10, Bộ Ngoại giao Nga thông báo họ đã triệu Đại sứ Moldova.
Ngày 24-10, nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Uzbekistan, Belarus, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và lãnh đạo nhiều nước.
Tàu Nga đang bị trừng phạt cập cảng Trung Quốc, Israel đổ thêm dầu vào lửa, muốn xây thêm 3.500 ngôi nhà ở Bờ Tây, Thủ tướng Malaysia cảnh báo không nên kiềm chế Trung Quốc... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các quốc gia thành viên đang “vững bước trên con đường” thực hiện cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ Euro (43,53 tỷ USD) cho Ukraine trong năm nay.
Cổ phiếu công ty mẹ của Truth Social, mạng xã hội do ông Trump sáng lập, ngày 15-7 tăng đến 50%, khiến giá trị tài sản của ông tăng thêm đáng kể.
Phía Ukraine cho biết đã bắn hạ một tên lửa hành trình và 29 trong tổng số 31 máy bay không người lái (UAV) của Nga trong ngày 3/10.
Tổng thống Ukraine cho rằng kế hoạch mới do Trung Quốc đưa ra về xung đột Nga-Ukraine có thể hữu ích, trong khi phương Tây hoài nghi về uy tín của Bắc Kinh với vai trò trung gian hòa giải.
Bộ trưởng Shapps phải hủy thăm Odessa sau khi tình báo Anh nâng mức cảnh báo nguy hiểm và nói rằng Nga đã nắm được kế hoạch chuyến đi.