Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các quốc gia thành viên đang “vững bước trên con đường” thực hiện cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ Euro (43,53 tỷ USD) cho Ukraine trong năm nay.
Tổng thư ký NATO tự tin với con đường hỗ trợ Ukraine nhưng lại chùn chân trước kế hoạch mà Kiev hô hào mạnh mẽ, thận trọng khi đề cập Triều Tiên |
Tổng thư ký NATO Mark Rutte. (Nguồn: TASS) |
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước báo giới ngày 16/10, ngay trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels (Bỉ) vào ngày 17-18/10, ông Rutte tiết lộ, đến nay, các quốc gia thành viên đã triển khai một nửa số tiền viện trợ cam kết.
Tin liên quan |
Tân Tổng thư ký NATO đến Kiev chỉ 2 ngày sau nhậm chức, Ukraine được dịp Tân Tổng thư ký NATO đến Kiev chỉ 2 ngày sau nhậm chức, Ukraine được dịp 'tỏ nỗi lòng', đem Israel ra so kè, Mỹ 'dội gáo nước lạnh' |
Tân Tổng Thư ký NATO nêu rõ: “Hôm nay, tôi có thể thông báo rằng các đồng minh NATO đã triển khai gói viện trợ quân sự trị giá 20,9 tỷ Euro cho Ukraine trong nửa đầu năm 2024 và các đồng minh đang trên con đường thực hiện những cam kết của họ trong phần còn lại của năm”.
Ông Rutte cũng cho biết, phái bộ mới của NATO về vấn đề Ukraine, được đặt tại thành phố Wiesbaden của Đức, sẽ “hoạt động đầy đủ” trong vài tháng tới.
Ngay trước thông tin trên, Mỹ vừa công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm năng lực phòng không, đạn tấn công mặt đất, xe bọc thép và các loại đạn dược quan trọng khác.
Mặc dù ủng hộ nỗ lực của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, NATO vẫn thận trọng với “Kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy trình bày trong cùng ngày.
Theo ông Rutte, bản kế hoạch trên là "tín hiệu mạnh mẽ từ ông Zelensky và đội ngũ của ông... nhưng không có nghĩa là tôi có thể tuyên bố ủng hộ toàn bộ kế hoạch, hành động đó sẽ gặp đôi chút khó khăn vì có nhiều vấn đề mà chúng tôi phải hiểu rõ hơn”.
Tổng thống Zelensky đã đệ trình bản "Kế hoạch chiến thắng" lên quốc hội trong ngày 16/10 và nhấn mạnh rằng, nếu kế hoạch được thực hiện ngay bây giờ thì cuộc chiến với Nga có thể kết thúc muộn nhất vào năm tới.
Theo nhà lãnh đạo, kế hoạch này nhằm củng cố đất nước và vị thế của Ukraine "đủ mạnh mẽ để chấm dứt xung đột” mà không nhượng bộ bất kỳ phần lãnh thổ nào hay chủ quyền của quốc gia Đông Âu này.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Ukraine cũng đưa vào bản kế hoạch nhận định việc Triều Tiên thực tế đã tham gia với Moscow trong cuộc xung đột ở đất nước của ông. Tổng thống Zelensky thậm chí cáo buộc, có binh lính Triều Tiên tham chiến cùng lực lượng Nga ở Ukraine.
Về vấn đề này, Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố, liên minh quân sự này không thể xác nhận thông tin trên, song khẳng định những thông tin này rất đáng lo ngại.
Từ ngày 18/9, chính quyền đảo Martinique, vùng lãnh thổ Pháp ở Caribbean, đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại một số khu vực sau nhiều đêm bạo lực vì chi phí sinh hoạt tăng.
Thượng tướng Trương Hựu Hiệp chỉ trích một số quốc gia 'cố tình gây hỗn loạn' trên thế giới khi khai mạc Diễn đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh.
Phía Ukraine cho biết đã bắn hạ một tên lửa hành trình và 29 trong tổng số 31 máy bay không người lái (UAV) của Nga trong ngày 3/10.
Thế giới đã rất mệt mỏi, bất an trước cuộc xung đột khốc liệt, đẫm máu, kéo dài chưa thấy điểm dừng ở Ukraine và Trung Đông thì lại đứng trước nguy cơ một cuộc xung đột mới.
Lực lượng an ninh Haiti nổ súng trấn áp thành viên hai băng nhóm tội phạm, giành lại tàu hàng bị cướp cùng hàng nghìn bao gạo.
Từ lâu, Nga đã tính toán khả năng Ukraine tấn công Kursk, tuy nhiên lại không nghĩ Kiev có thể tiến xa và đã có những tính toán sai lầm.
Cảnh sát biển Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc cản trở nỗ lực sơ tán một binh sĩ bị bệnh khỏi tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây.
Khu di tích Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được coi như 'chứng nhân' lịch sử về tình hữu nghị sâu sắc giữa hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.
Italy nhận định các quốc gia vùng Vịnh là đối tác chính của nước này trong một số vấn đề như di cư hay tác động dây chuyền do xung đột Nga-Ukraine.