Tổng thống Raisi chỉ trích việc Mỹ triển khai quân ở Trung Đông, cho rằng họ "phá hoại an ninh của khu vực".
"Sự hiện diện của lực lượng Mỹ trong khu vực của chúng tôi không mang lý do chính đáng", Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói trong sự kiện ở Tehran hôm nay.
Ông Raisi nhấn mạnh việc quân Mỹ có mặt ở Iraq, Syria, Afghanistan và các nước khác không mang lại an toàn, mà là "phá hoại an ninh khu vực". Tổng thống còn cáo buộc Mỹ tạo ra tâm lý bài Iran, bài Hồi giáo.
Nhận xét của ông Raisi được đưa ra giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công du khu vực Trung Đông để đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas.
Căng thẳng khu vực leo thang kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát hồi đầu tháng 10 năm ngoái, kéo theo sự tham gia của các nhóm vũ trang thân Iran ở Syria, Lebanon, Iraq và Yemen. Hàng chục cuộc tấn công bằng rocket và máy bay không người lái đã nhắm vào quân đội Mỹ trong khu vực.
Lực lượng Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tập kích đáp trả lực lượng Houthi mà Iran hậu thuẫn ở Yemen, khi nhóm liên tục tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ. Quân Mỹ cũng tập kích các nhóm dân quân thân Iran ở Iraq và Syria, khiến Tehran chỉ trích.
Ngày 28/1, ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng và 34 người bị thương trong đợt tập kích UAV nhằm vào căn cứ ở đông bắc Jordan, gần biên giới với Syria. Quân đội Mỹ ngày 2/2 đáp trả bằng cách không kích mục tiêu Iran cùng các nhóm dân quân được Tehran hậu thuẫn ở Iraq và Syria.
"Mỹ lại phạm thêm sai lầm chiến lược và thực hiện hành động phiêu lưu, làm gia tăng căng thẳng và bất ổn tại khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nói ngày 3/2.
Mỹ và Iran cắt quan hệ ngoại giao năm 1980 trong khủng hoảng con tin bắt đầu tháng 11/1979, khi nhóm sinh viên Iran chiếm đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran. 52 nhân viên ngoại giao Mỹ bị giữ làm con tin trong 444 ngày, sau đó được trả tự do vào tháng 1/1981.
Căng thẳng giữa hai bên leo thang sau khi cựu tổng thống Donald Trump năm 2018 thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với quốc gia Trung Đông. Khoảng 45.000 lính Mỹ đồn trú ở khu vực này.
Thanh Tâm (Theo AFP)
Châu Âu ngày càng lo ngại về nguy cơ Mỹ ngày càng xa cách trong chính sách kinh tế, dù là ông Biden hay ông Trump thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Ngày 29/8, các quan chức ngoại giao và quân sự của Ukraine đã có các cuộc tiếp xúc với những người đồng cấp của Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để bàn về xung đột với Nga.
Quân đội Ukraine cho biết đã tập kích trúng một hệ thống S-400 và hai hệ thống S-300 của Nga ở bán đảo Crimea, dường như bằng tên lửa ATACMS.
Ukraine đã cấm các quan chức chính phủ, quân nhân, lực lượng an ninh, quốc phòng cài đặt ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị do nhà nước cấp, với lý do đảm bảo an ninh quốc gia.
Chiều 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Philippines nói Trung Quốc thu giữ hai xuồng cao su nước này đang làm nhiệm vụ tiếp vận cho tiền đồn trên bãi cạn tranh chấp tại Biển Đông, sau đó bỏ lại chúng trong tình trạng hư hỏng.
Phó Thủ tướng Iraq Fuad Hussein ngày 1/7 đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về vụ việc đáng lo ngại liên quan đến vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển, cũng như các phản ứng của Iraq và thế giới Hồi giáo.
Vừa qua, tại thành phố Banska Bystrica, miền trung Slovakia, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia Nguyễn Ngọc Anh đã tham dự Lễ kỷ niệm quốc gia 80 năm Ngày Khởi nghĩa Slovakia và đặt hoa tại đài tưởng niệm cuộc khởi nghĩa Slovakia (SNP).
Đệ nhất phu nhân Jill tuyên bố ủng hộ bất cứ con đường nào Tổng thống Biden chọn lựa, sau khi ông quyết định dừng tranh cử.