Chiều 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu thăm Pháp, mang theo 3 thông điệp cùng kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử' |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viện đến Paris, Pháp, vào chiều 5/5. (Nguồn: EPA) |
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của ông Tập Cận Bình đến Pháp sau 5 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tin liên quan |
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh ‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh |
Phát biểu sau khi đặt chân đến Pháp, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng, Bắc Kinh và Paris sẽ thắp sáng con đường phía trước bằng ngọn đuốc lịch sử, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho quan hệ song phương cũng như có những đóng góp mới cho sự phát triển, ổn định và hòa bình của thế giới.
THX cho hay, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ trao đổi với Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron về việc phát triển quan hệ hai nước và quan hệ giữa Bắc Kinh với châu Âu trong hoàn cảnh mới, cũng như các vấn đề lớn của khu vực và quốc tế hiện nay.
Chủ tịch Tập Cận Bình chia sẻ: “Tôi hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp củng cố tình hữu nghị lâu dài của chúng ta, tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng sự đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau”.
Trước đó, trong bài viết đăng trên tờ Le Figaro ngày 5/5, ông Tập Cận Bình đã hé lộ 3 thông điệp mà nguyên thủ Trung Quốc sẽ mang tới Pháp.
Theo đó, về quan hệ song phương, với việc thiết lập quan hệ Trung-Pháp, cầu nối liên lạc giữa Đông và Tây đã được xây dựng và quan hệ quốc tế có thể phát triển theo hướng đối thoại và hợp tác.
Bày tỏ hoan nghênh đầu tư của các công ty Pháp và các nước khác vào Trung Quốc, ông Tập cho hay: "Chúng tôi đã mở cửa hoàn toàn lĩnh vực sản xuất và sẽ tiến nhanh hơn để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường với các dịch vụ viễn thông, y tế và các dịch vụ khác",
Ông đồng thời lưu ý, Bắc Kinh-Paris có thể tăng cường hợp tác về đổi mới và cùng nhau thúc đẩy phát triển xanh.
Trong khủng hoảng Trung Đông, Trung Quốc và Pháp có nhiều điểm chung về vấn đề Palestine-Israel, vì vậy, điều quan trọng là hai bên phải tăng cường hợp tác và giúp khôi phục hòa bình ở khu vực này.
Về khủng hoảng Ukraine, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: "Trung Quốc hy vọng hòa bình và ổn định sẽ sớm trở lại châu Âu. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Pháp và toàn thể cộng đồng quốc tế để tìm ra lối thoát hợp lý cho cuộc khủng hoảng".
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Pháp đã tích cực triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Hiện nay Pháp đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU), trong khi Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Paris trên thế giới.
Về đầu tư, theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2023, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Pháp đối với Trung Quốc đạt 21,64 tỷ USD, chỉ đứng sau Đức và Hà Lan trong số các quốc gia thành viên EU.
Chiến sự Ukraine thúc đẩy nhu cầu vũ khí tăng cao, kể cả những loại đã ngừng sản xuất hàng chục năm trước, buộc phương Tây phải tăng sản lượng.
Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đối nội và đối ngoại.
Tổng thống Ukraine hoan nghênh Trung Quốc đề xuất 'công thức hòa bình' cho chiến sự, tuyên bố sẵn sàng hợp tác nếu tương đồng quan điểm.
Ngày 5/9, tại Cục Lễ tân Nhà nước, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam Poshitha Perera.
Ukraine bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga, Nhật Bản 'sửa' phát ngôn của Tổng thống Mỹ, EU trừng phạt bổ sung Iran… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Triều Tiên tuyên bố sẽ triển khai vũ khí mới và lực lượng mạnh hơn ở biên giới, chấm dứt thỏa thuận quân sự ký với Hàn Quốc năm 2018.
Tối ngày 18/7, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cam kết chính phủ liên minh mới của ông sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm nghèo và bài trừ tình trạng quan liêu trong dịch vụ công.
Trong khi cả thế giới phẫn nộ về mức độ thương vong và tàn phá của chiến sự Gaza, nhiều người dân Israel gần như không biết hoặc không quan tâm.
Gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo các nước châu Phi đã trình bày một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm về tình hình Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này rất ít khả năng tạo ra đột phá.