Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, chính phủ nước này đã từ chối yêu cầu của Ukraine về việc chuyển giao vũ khí mà Warsaw mua từ Hàn Quốc.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) và Phó chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Dong-kwan (thứ hai từ trái) tham dự một sự kiện tại cơ sở hoạt động của Hanwha Aerospace Co. ở Changwon, Hàn Quốc, ngày 25/10. (Nguồn: Yonhap) |
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) và Phó chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Dong-kwan (thứ hai từ trái) tham dự một sự kiện tại cơ sở hoạt động của Hanwha Aerospace Co. ở Changwon, Hàn Quốc, ngày 25/10. (Nguồn: Yonhap) |
Trong tuyên bố ngày 26/10, ông Duda khẳng định: “Không có kịch bản nào được xem xét trong đó chúng tôi sẽ chuyển giao vũ khí đã mua với giá hàng tỷ PNL từ túi của người nộp thuế của Ba Lan cho bất kỳ ai. Những vũ khí đó là để phục vụ cho an ninh và quốc phòng của Ba Lan”.
Tổng thống Duda cũng nhấn mạnh, ngay cả khi Seoul đồng ý chuyển giao vũ khí cho Kiev thì những vũ khí đó cũng sẽ “không đến từ kho dự trữ được phân bổ cho Ba Lan”.
Tin liên quan |
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM |
Vào ngày cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày tới Hàn Quốc, Tổng thống Duda đã tham quan Hanwha Aerospace, là nơi sản xuất pháo tự hành K9 và Huyndai Rotem, nhà sản xuất xe tăng K2. Cả hai đều có trụ sở tại Changwon, cách thủ đô Seoul khoảng 400 km về phía Đông Nam.
Trước đó trong cuộc gặp thượng đỉnh với ông Duda ngày 24/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, Seoul có thể cung cấp vũ khí cho Ukraine, tùy thuộc vào mức độ hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên.
Ông Yoon cũng cam kết hỗ trợ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm ký một thỏa thuận bổ sung với Ba Lan trị giá ước tính khoảng 7 tỷ USD để cung cấp xe tăng K2.
Năm 2022, Ba Lan đã ký các hợp đồng quốc phòng lớn với Hàn Quốc trị giá khoảng 12,4 tỷ USD để mua xe tăng K2, pháo tự hành K9, máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 và bệ phóng tên lửa đa nòng Chunmoo để tăng cường năng lực quân sự trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Sau các thỏa thuận ban đầu, Warsaw đã ký một thỏa thuận trị giá 2,67 tỷ USD mua pháo K9 vào tháng 12/2023 và một thỏa thuận trị giá 1,64 tỷ USD mua các hệ thống tên lửa Chunmoo vào tháng 4/2024./.
Liên quan xung đột Nga-Ukraine, trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha tại Cairo ngày 26/10, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty nhắc lại lời kêu gọi triển khai các nỗ lực nhằm đạt được giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.
Ông Abdelatty hối thúc các bên liên quan cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp chính trị, nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ngoại trưởng Abdelatty tuyên bố, Ai Cập là đối tác thương mại hàng đầu của Ukraine tại châu Phi và Trung Đông. Cairo dựa vào việc nhập khẩu lúa mì của quốc gia Đông Âu để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu về ngũ cốc chiến lược của mình.
Nhà ngoại giao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác khoa học, văn hóa và giáo dục giữa hai nước. Hai nước đang đặt kỳ vọng đưa kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên 2 tỷ USD.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Sybiha đã gửi lời mời Ai Cập tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine lần thứ hai đang được lên kế hoạch.
Trước cuộc họp báo, cả hai Ngoại trưởng cũng thảo luận về các vấn đề khu vực bao gồm tình hình thảm khốc ở Trung Đông, trong bối cảnh Israel triển khai các hoạt động quân sự ở Gaza, Lebanon và cuộc không kích của Israel vừa diễn ra nhằm vào các căn cứ quân sự và địa điểm tên lửa của Iran để đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Tehran trước đó trong tháng 10.
Ngoại trưởng Ai Cập Abdelatty khẳng định Cairo lên án mọi hình thức leo thang có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông. Ông cho rằng cần phải ngăn chặn các hành động quân sự của Israel đối với Lebanon và Dải Gaza cũng như đảm bảo tiếp cận viện trợ cho Gaza.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine lên án các hành vi bạo lực, nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và đạt được giải pháp dựa trên tính hợp pháp quốc tế và giải pháp hai nhà nước. Ông cũng đánh giá cao đối với những nỗ lực của Cairo nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine nhấn mạnh sự cởi mở của Kiev trong việc tăng cường hợp tác với quốc gia Bắc Phi và ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp giữa hai nước.
Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, cả hai Ngoại trưởng cũng đã tham dự lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm tăng cường hợp tác trong đào tạo ngoại giao và đào sâu hiểu biết cũng như trao đổi kiến thức về các hoạt động và chính sách ngoại giao.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại khi được cả hai bên dùng để trinh sát, nhắm mục tiêu và tấn công.
Thành phố miền Trung ở Ukraine hứng tên lửa Nga, Kiev ‘ngắm’ máy bay chiến đấu F-18 của Canberra… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ít nhất 1 người thiệt mạng, gần 70 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị sập do trận động đất mới nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27-2. Nhân viên cứu hộ đã được triển khai tới các tòa nhà có người mắc kẹt.
Gần biên giới phía bắc Israel với Lebanon, người dân lo lắng vụ hạ sát phó thủ lĩnh Hamas ở Beirut có thể khơi mào cuộc chiến với láng giềng.
Yerevan khẳng định đang tiến hành thảo luận tích cực với Moscow liên quan tới việc Armenia mong muốn gia nhập Tỏa án Hình sự quốc tế (ICC).
Các học viên mong muốn tham dự các khóa bồi dưỡng về hội nhập quốc tế khác do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Học viện Ngoại giao tổ chức.
Lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo Triều Tiên sẽ không ngần ngại 'xóa sổ' Hàn Quốc nếu bị nước này tấn công.
Ngày 8/7, tại Hà Nội, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi nói chuyện Chuyên đề về “Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, bệnh nhân ở Al-Shifa sẽ được chuyển tới các bệnh viện ở miền Nam Dải Gaza trong 24-72 giờ tới.