Cách Nga thu hút thanh niên tham chiến ở Ukraine

05:30 03/06/2024

Để thuyết phục thanh niên nhập ngũ, Nga đang đẩy mạnh giáo dục lòng yêu nước và xây dựng hình ảnh những người tử trận ở Ukraine giống như anh hùng.

Ngay sau khi tròn 18 tuổi hồi tháng 2, Daniil Yermolenko đã thực hiện tâm nguyện bấy lâu nay là ký hợp đồng phục vụ quân đội Nga. Một tháng sau, anh lần đầu tiên bỏ phiếu bầu cho Tổng thống Vladimir Putin, người đã nắm quyền được 6 năm vào thời điểm Yermolenko sinh ra vào năm 2006.

Đến cuối tháng 3, Yermolenko hoàn thành khóa huấn luyện quân sự cơ bản kéo dài hai tuần và được cử đến làng Berdychi thuộc tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine, nơi lực lượng Nga gần đây tấn công dồn dập như một phần của chiến dịch mùa xuân.

Tại đây, vào ngày 4/4, trong lúc tấn công một vị trí của Ukraine, Yermolenko bị lạc đơn vị và bị bao vây bởi hỏa lực dữ dội từ đối phương. Trước khi mất liên lạc, Yermolenko đã báo cáo qua bộ đàm về sở chỉ huy: "Đến lúc rồi mọi người, tôi tiêu rồi".

Gia đình và bạn bè tuần trước tập trung tại thị trấn Krasnoufimsk, gần dãy núi Ural, miền trung Nga, để nhận quan tài của Yermolenko. Dàn nhạc quân đội chủ trì lễ an táng.

Yermolenko là người lính trẻ nhất được ghi nhận thiệt mạng tại Ukraine kể từ khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự hơn hai năm trước.

"Thằng bé rất nóng lòng muốn tham gia chiến đấu, vì vậy khi vừa đủ tuổi, nó lập tức nắm lấy cơ hội", Maksim, 25 tuổi, anh trai Yermolenko, cho biết sau khi từ tiền tuyến trở về thị trấn quê nhà để dự lễ tang em.

Maksim đăng ký nhập ngũ lần đầu tiên vào năm 2022, ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát.

"Thằng bé muốn noi gương tôi và nhập ngũ. Tôi đã cảnh báo nó rằng chiến sự không tốt đẹp chút nào, nhưng tinh thần nó đã sẵn sàng", anh nói về em trai mình.

"Tôi tự hào về Daniil. Thằng bé luôn khăng khăng về việc muốn chiến đấu chống lại những kẻ phát xít ở đó", Maksim cho hay, lặp lại lập luận lâu nay từ Điện Kremlin rằng Ukraine đã trở thành một nước theo "chủ nghĩa phát xít mới" và muốn hủy hoại nước Nga để giải thích cho chiến dịch quân sự của mình.

Hàng nghìn thanh niên Nga, thường được gọi là "Thế hệ P" vì sinh ra và lớn lên dưới thời Tổng thống Putin, đã thiệt mạng khi chiến đấu ở Ukraine. Mediazona, cơ quan truyền thông Nga chuyên theo dõi thương vong chiến sự qua các nguồn mở, đã xác định được gần 5.000 binh sĩ dưới 24 tuổi thiệt mạng vì giao tranh, trong đó 1.400 người dưới 20 tuổi.

Nga khắc họa hàng nghìn người tử trận này là những anh hùng và nỗ lực hết sức để thu hút thêm nhiều thanh niên ký hợp đồng phục vụ quân đội, tới Ukraine tham chiến khi giao tranh kéo dài.

Không lâu sau khi xung đột nổ ra, chính phủ Nga đã sửa đổi luật để cho phép những thanh niên 18 tuổi như Yermolenko có thể ký hợp đồng nhập ngũ. Điện Kremlin đã bắt tay vào chiến dịch chưa từng có nhằm tạo dựng một thế hệ người Nga mới háo hức nhập ngũ.

Kể từ khi ông Putin nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2000, chính phủ Nga đã nỗ lực cổ vũ tinh thần giới trẻ, đầu tư mạnh vào các tổ chức thanh niên ủng hộ nhà nước.

Nỗ lực này dường như không đạt được kết quả như kỳ vọng trong nhiều năm, trước khi chiến sự Ukraine nổ ra. Cuộc xung đột đã mang lại cho Điện Kremlin động lực mới để truyền bá cho thanh thiếu niên tinh thần yêu nước và chống phương Tây mạnh mẽ.

"Chúng ta đang tiến hành ít nhất ba cuộc chiến", Sergei Novikov, quan chức cấp cao Điện Kremlin, nói hồi tháng 7/2023. "Cuộc chiến nơi mặt trận, cuộc chiến kinh tế và cuối cùng là cuộc chiến ý thức hệ nhằm thu phục tâm trí của giới trẻ".

Nga đã tăng đáng kể chi tiêu vào giáo dục lòng yêu nước cũng như các nhóm tổ chức thiếu sinh quân dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, từ mức đầu tư tăng từ hơn 19,5 triệu USD năm 2021 lên gần 301 triệu USD năm 2024.

Kể từ khi bắt đầu xung đột, Nga đã sửa đổi một số chi tiết trong sách giáo khoa để phù hợp với chính sách đối ngoại của Điện Kremlin, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải đòi lại "những vùng lãnh thổ lịch sử" đã mất vào tay Ukraine.

Moskva đặc biệt coi trọng các cựu chiến binh, kể cả những người từng là thành viên tập đoàn quân sự tư nhân Wagner đã trở về nhà từ chiến trường Ukraine.

Trong một bài phát biểu gần đây, Tổng thống Putin cho biết hơn 1.000 cựu chiến binh Nga đã được tuyển dụng vào các trường học. Bắt đầu từ tháng 9, nhiều người trong số họ sẽ tham gia giảng dạy các chương trình huấn luyện quốc phòng bắt buộc, như đào tạo về cách vận hành máy bay không người lái (UAV) và sử dụng súng trường tấn công.

Giới trẻ Nga cũng được nhắc nhở về xung đột một cách đều đặn và rõ ràng hơn. Trên khắp các trường học ở Nga, hàng nghìn tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên để tưởng nhớ những cựu học sinh đã tử trận trên chiến trường.

Tại một trường học ở thành phố Bratsk thuộc vùng Siberia, các thành viên đội thiếu sinh quân Yunarmiya hồi tháng hai đã tổ chức lễ khánh thành đài tưởng niệm dành riêng cho 6 cựu học sinh của trường đã thiệt mạng ở Ukraine.

Đoạn video tường thuật về sự kiện này được truyền thông địa phương công bố cho thấy những bà mẹ đau buồn ngồi trên ghế khi các thanh niên Yunarmia đọc những bài thơ ca ngợi nỗ lực chiến đấu. Đoạn video sau đó chuyển sang cảnh một thành viên Yunarmia trẻ tuổi tên Denis tuyên bố rằng cậu "muốn trở thành anh hùng như những người đàn ông này".

Tác động lâu dài của thông điệp từ chính quyền hiện vẫn chưa rõ ràng. Cuộc thăm dò gần đây cho thấy người Nga trẻ tuổi vẫn thích thành công theo chủ nghĩa cá nhân hơn là hệ tư tưởng nhà nước.

"Vẫn còn quá sớm để nói Điện Kremlin đã thành công như thế nào", nhà khoa học chính trị Nga Ekaterina Schulmann nhận định.

Theo bà, các biện pháp khuyến khích tài chính khổng lồ được đưa ra khi thanh niên ký hợp đồng quân sự dường như vẫn đóng vai trò lớn nhất trong việc thuyết phục họ nhập ngũ.

Tại Krasnoufimsk, Maksim Yermolenko nhấn mạnh anh rất háo hức trở lại chiến đấu. "Sau cái chết của em trai, tôi cảm thấy có thêm động lực để hoàn thành nghĩa vụ", anh quả quyết.

Hơn bất cứ điều gì, Maksim cho biết anh muốn những người trẻ Nga noi gương anh chị em mình. "Tôi hy vọng câu chuyện của Daniil sẽ là nguồn cảm hứng cho những người khác nhập ngũ", anh nói.

Vũ Hoàng (Theo Guardian, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Tòa án Nga phát lệnh bắt vợ ông Navalny

Tòa án Nga phát lệnh bắt vợ ông Navalny

13:10 10/07/2024

Tòa án Nga phát lệnh bắt bà Yulia Navalnaya, vợ góa của nhân vật đối lập Alexei Navalny, vì tham gia tổ chức cực đoan.

Trump nói quan hệ của ông với lãnh đạo Triều Tiên giúp Mỹ an toàn

Trump nói quan hệ của ông với lãnh đạo Triều Tiên giúp Mỹ an toàn

08:30 15/01/2024

Cựu tổng thống Trump nói ông đã xây dựng quan hệ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi còn nắm quyền và nước Mỹ thời đó 'an toàn'.

Nghị sĩ Mỹ bị truy tố vì kéo báo cháy khiến Hạ viện sơ tán

Nghị sĩ Mỹ bị truy tố vì kéo báo cháy khiến Hạ viện sơ tán

16:20 26/10/2023

Nghị sĩ Bowman bị truy tố sau khi ông kéo báo cháy khiến Hạ viện Mỹ sơ tán hồi cuối tháng 9 và đã đạt thỏa thuận nhận tội.

Nga bắn lượng đạn pháo 'nhiều gấp 5 lần Ukraine'

Nga bắn lượng đạn pháo 'nhiều gấp 5 lần Ukraine'

21:10 08/01/2024

Viện nghiên cứu Anh cho biết lượng đạn pháo binh sĩ Nga bắn mỗi ngày hiện nhiều gấp 5 lần so với Ukraine, trái ngược với tình thế hồi đầu mùa hè năm ngoái.

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

22:10 08/05/2024

Nga cảnh giác về nguy cơ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gửi quân đến Ukraine, Mỹ-Philippines tập trận đánh chìm tàu ở Biển Đông, diễn biến mới ở Rafah, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Serbia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Venezuela muốn giải quyết tranh chấp với Guyana bằng ngoại giao

Venezuela muốn giải quyết tranh chấp với Guyana bằng ngoại giao

21:01 12/12/2023

​Tổng thống Venezuela Maduro cho biết nước này hướng tới giải pháp hòa bình và ngoại giao trong vấn đề tranh chấp vùng Esequibo với Guyana.

Cuộc đua tàu ngầm có thể đốt nóng lòng biển Hàn - Triều

Cuộc đua tàu ngầm có thể đốt nóng lòng biển Hàn - Triều

00:30 03/01/2024

Triều Tiên phát triển tàu ngầm lửa đạn đạo để chiếm ưu thế trong lòng biển, buộc Hàn Quốc thúc đẩy các dự án tiên tiến hơn để giành lợi thế.

Điểm tin thế giới sáng 30/1: Slovakia 'khát' hệ thống Patriot từ Mỹ, Thủ tướng Gruzia tuyên bố từ chức, EU gây sức ép với Hungary

Điểm tin thế giới sáng 30/1: Slovakia 'khát' hệ thống Patriot từ Mỹ, Thủ tướng Gruzia tuyên bố từ chức, EU gây sức ép với Hungary

02:10 30/01/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/1.

NATO khẳng định không tham gia xung đột Ukraine, Kiev 'chẳng có cơ hội' cho gói 100 tỷ Euro

NATO khẳng định không tham gia xung đột Ukraine, Kiev 'chẳng có cơ hội' cho gói 100 tỷ Euro

07:50 05/04/2024

Ngày 4/4, phát biểu họp báo, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định, liên minh quân sự này 'không và sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới