Tôn vinh hy sinh của người lính thời bình trong những áng thơ văn

08:40 22/07/2023
Nhà Văn Uông Triều. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không chỉ đề tài chiến tranh trong quá khứ, những câu chuyện hy sinh của người lính thời bình cũng là nguồn đề tài của văn nghệ Quân đội hiện nay, cần lắm những nhà văn trẻ khai thác một cách khéo léo. Nhà văn Uông Triều - Tạp chí Văn nghệ Quân đội có cuộc trao đổi về vấn đề này.

Thưa nhà văn Uông Triều, trước kia, trong bối cảnh những cuộc kháng chiến cứu nước, văn nghệ Quân đội từng trải qua giai đoạn huy hoàng với nhiều đề tài, câu chuyện lấy bối cảnh cuộc chiến. Hiện nay chiến tranh đã lùi xa. Vậy ngày nay các nhà văn Quân đội như anh đang khai thác chủ đề gì cho những trang viết của mình?

- Hiện nay các nhà văn Quân đội chúng tôi chủ yếu khai thác 3 mảng đề tài. Thứ nhất là đề tài hậu chiến như nỗi đau của những người mẹ có con thương binh liệt sĩ, những người cha bị phơi nhiễm chất độc màu da cam truyền sang cho con.

Mảng đề tài thứ hai là ký ức của những cựu chiến binh về chiến trường năm xưa. Những ký ức này có thể từ các bác cựu chiến binh, hay cũng có thể là con cháu những người đó qua quan sát người ông người cha mình trong cuộc sống hàng ngày, họ kể lại, viết lại.

Thứ ba là những đề tài trong quân ngũ ngày hôm nay, mảng đề tài này mỏng hơn một chút nhưng vẫn được khai thác với một thời lượng hợp lý.

Trong biên độ rộng lớn về chủ đề Quân đội chắc hẳn phải có những đề tài về tình yêu. Văn nghệ Quân đội Việt Nam từng có những tác phẩm rất hay về tình yêu trong chiến tranh như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm hay những bức thư của nhạc sĩ Trần Hoàn và nhà văn Vũ Tú Nam gửi cho người yêu (sau thành vợ) - đều là những tác phẩm đã được tập hợp thành sách. Hiện nay mảng đề tài tình yêu người lính đang được văn nghệ Quân đội khai thác như thế nào?

- Đề tài tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương, bất cứ khi nào cũng có thể khai thác, nhưng khai thác như thế nào, có ra được những tác phẩm hay tồn tại vượt thời gian hay không thì lại rất khó.

Một đặc thù nữa khi kể chuyện tình yêu người lính ngày nay mà qua đi thực tế ở các đơn vị quân đội tôi đi tìm hiểu được, đấy là nếu như ngày xưa, sự xa cách trong tình yêu có thể lấy lý do là bối cảnh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, tình cảm cá nhân nhường chỗ cho sự nghiệp cao cả hơn, thì ngày nay chuyện đó không còn nữa.

Người lính thời bình không chịu áp lực từ chiến tranh, thời đại công nghệ kết nối với nhau lại tiện hơn, nhưng họ vẫn phải chịu cảnh xa xôi cách trở với người yêu, với vợ (cả năm có khi chỉ về được 1 lần).

Mà hơn nữa không phải chỉ thời chiến mới có hy sinh nhé. Ngày nay các chiến sĩ ta vẫn có những thương vong, mất mát, hy sinh khi làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới hải đảo, hay có khi diễn tập cũng gặp tai nạn và trở thành liệt sĩ, rồi các đoàn sĩ quan quân đội ta tham gia các lực lượng quốc tế làm nhiệm vụ cứu trợ hòa bình ở những địa bàn xa xôi như châu Phi… tất cả những chất liệu đó theo tôi hoàn toàn có thể khai thác để trở thành những áng văn chương tuyệt hay về đề tài tình yêu người lính thời bình.

Các nhà văn quân đội hiện nay theo tôi có một vài cái tên như: Nguyệt Chu, Tống Phước Bảo, Trần Thị Tú Ngọc, Đinh Phương, Nguyễn Xuân Thủy… Mỗi người tiếp cận một góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, văn nghệ Quân đội ngày nay khó mà bằng được với các chú các bác ngày xưa vì mấy nguyên nhân: một là chiến tranh đã lùi xa; hai là những người đã từng viết rất hay về đề tài đó đã có tuổi, các bác cũng khai thác cạn vốn về đề tài này; những cây viết trẻ nhìn chiến tranh bằng con mắt gián tiếp; và một thực tế nữa là đề tài Quân đội ngày nay cũng kén người đọc.

Về chủ đề người lính ngoài các chất liệu hiện thực, tôi còn thấy có một nguồn thông tin nữa: Tài liệu giải mật từ Bộ Quốc phòng cũng như từ bản thân người trong cuộc. Ví dụ gần đây nhất là cuốn sách “Người thầy” của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) viết về người thầy của ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - vị tướng tình báo Đặng Trần Đức. Các tài liệu giải mật này có thể do chính người thân cận, tiếp xúc trực tiếp với nhân vật viết lại, hoặc cũng có thể do các nhà văn, cây viết chuyên nghiệp chấp bút.

Anh đánh giá thế nào về chất lượng và sự mới mẻ, thú vị của các cuốn sách tư liệu này?

- Giờ chúng ta nhìn nhận quá khứ một cách bình tĩnh hơn, dựa trên nguồn tài liệu được giải mật từ cả 2 phía. Thế nên các cây viết ngày nay có nguồn tư liệu đa góc nhìn. Chất liệu thì quý rồi, vấn đề là người trẻ khai thác ra sao, kể câu chuyện như thế nào cho thật hay mà thôi. Bản thân tôi đã đọc và rất thích cuốn sách anh vừa kể, cuốn Người thầy của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về vị tướng tình báo Đặng Trần Đức.

Những câu chuyện như thế hay, có sức hấp dẫn, giúp người trẻ hiểu được các bậc cha chú ngày xưa đã thông minh mưu trí như thế nào trong các cuộc đấu tranh đặc biệt ở địa hạt tình báo. Tôi hy vọng chúng ta không chỉ có những cuốn sách hay mà còn có thể làm những bộ phim tài liệu, phim truyền hình, điện ảnh dựa trên những chất liệu này.

- Xin cảm ơn nhà văn Uông Triều về cuộc trao đổi.

Có thể bạn quan tâm
Sản phụ băng huyết nguy kịch ở Phú Quốc không qua khỏi

Sản phụ băng huyết nguy kịch ở Phú Quốc không qua khỏi

03:50 25/03/2024

Dù đã được các bác sĩ của TTYT TP Phú Quốc tận tình cứu chữa, nhiều người dân đến hiến máu nhưng sản phụ M không thể qua khỏi.

Bình Phước: Chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

15:11 12/12/2023

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình bảo đảm an sinh xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Những ông chồng trầm cảm sau khi vợ sinh con

Những ông chồng trầm cảm sau khi vợ sinh con

07:10 08/06/2024

Nỗi thất vọng vì vợ sinh con gái, cộng thêm việc phải thức đêm trông con, ngày đi làm cực nhọc, khiến anh Nam, 35 tuổi, mắc trầm cảm.

Vụ phóng viên bị dọa giết cả nhà: Hội Nhà báo Việt Nam lên tiếng

Vụ phóng viên bị dọa giết cả nhà: Hội Nhà báo Việt Nam lên tiếng

21:00 30/05/2023

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của phóng viên báo Tiền Phong.

Trụ trì chùa Ba Vàng - Đại đức Thích Trúc Thái Minh bị kỷ luật

Trụ trì chùa Ba Vàng - Đại đức Thích Trúc Thái Minh bị kỷ luật

00:50 05/01/2024

Về vụ việc trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.
Đọc bài gốc tại đây.

Làm sống lại cồng chiêng Tây Nguyên

Làm sống lại cồng chiêng Tây Nguyên

04:40 24/06/2024

Những bộ cồng chiêng tưởng chừng đã nằm yên phủ bụi nay lại ngân vang cùng lời ca điệu múa của đồng bào Jarai, Ba Na trong những đêm hội Cồng chiêng cuối tuần.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Khó khăn chưa bao giờ là rào cản

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Khó khăn chưa bao giờ là rào cản

02:50 13/06/2024

Dẫu khó khăn đến tưởng như cùng cực, bít lối, những cô cậu học trò ấy vẫn cho chúng ta niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn, bắt đầu từ nỗ lực đèn sách hôm nay.

Học viên quân sự 3 nước Đông Dương vượt cầu độc mộc, cấp cứu thương binh

Học viên quân sự 3 nước Đông Dương vượt cầu độc mộc, cấp cứu thương binh

12:00 25/03/2023

Sáng 25/3, tại Học viện Quân y, học viên quân sự Việt Nam, Lào, Campuchia đang học tập tại Học viện cùng sôi nổi tranh tài trong Hội thi “Học viên Khỏe - Khéo” với các phần thi mang đậm chất lính quân y.

Hơn 2.700 thanh niên đất Sen Hồng hưởng ứng chiến dịch Kỳ nghỉ hồng

Hơn 2.700 thanh niên đất Sen Hồng hưởng ứng chiến dịch Kỳ nghỉ hồng

06:10 06/08/2023

Hơn 2.700 cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hưởng ứng ra quân Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng cấp Trung ương năm 2023 do Trung ương Đoàn tổ chức, diễn ra vào sáng 5/8 với nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra